Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến. Nếu bệnh diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, có thể chuyển thành ung thư thực quản.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản:
- Uống quá nhiều rượu bia và các chất kích thích khác, Sử dụng các thuốc như theophylline, nitrates, kháng histamine.
- Chế độ ăn nhiều mỡ và thức ăn chiên, tỏi, hành, thức ăn chua chẳng hạn như trái cây thuộc giống cam, quýt, cà chua, thức ăn có nhiều gia vị, hương liệu bạc hà.
- Thường xuyên sử dụng thức uống chứa caffeine.
- Do thói quen ăn uống chẳng hạn như ăn một lượng lớn thức ăn cùng một lúc, ăn trước khi đi ngủ.
- Chế độ sinh hoạt trong cuộc sống không điều độ, thức đêm quá nhiều
- Người mắc chứng béo phì có tỷ lệ gặp phải triệu chứng này cao hơn những người khác.
Những biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản
Người mắc trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp 1 số triệu chứng sau:
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu u dưới niêm mạc dạ dày là gì?
- Hôi miệng
- Trào ngược thức ăn (khi nằm xuống)
- Đau ngực
- Khô miệng, đắng miệng
- Ăn khó nuốt
- Cảm giác buồn nôn, như sắp nôn
- Sáng dậy hay có cảm giác sót ruột nếu đêm qua bạn thức khuya
- Ho khan kéo dài và dai dẳng. Triệu chứng này thường thì dễ nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp vì thế cần đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Cách phòng tránh trào ngược dạ dày thực
Để có thể phòng tránh trào ngược dạ dày – thực quản cần tránh dùng những thức ăn, nước uống như sau:
– Rượu bia và những đồ uống có cồn luôn có tác hại đối với sự co giãn của cơ thắt thực quản, đây là chiếc van ngăn dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
– Cà phê, trà và những đồ uống chứa caffeine: Tương tự như rượu bia, các thức uống này sẽ làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản cũng như tăng sự tiết acid trong dạ dày.
– Sữa chứa nhiều protein và chất béo và canxi. Đây là ba yếu tố khuyến khích sự tiết acid dạ dày.
– Đồ uống có ga, chúng sẽ làm trướng bụng, gây ra những tác động không tốt đối với cơ thắt dạ dày – thực quản.
– Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Chúng sẽ làm cho sự tiêu hóa thức ăn trở nên chậm và khó khăn hơn trong khi đó thức ăn nằm lâu trong dạ dày sẽ làm tăng sự tiết acid dạ dày.
– Các loại hoa quả cam, quýt, chanh, bưởi có chữa vitamin C cao (vị chua) sẽ làm tăng sự tiết dịch của dạ dày. Do đó nước ép của các loại quả này cũng không nên uống.
– Bạc hà là một tác nhân kích thích sự giãn cơ thắt thực quản.
– Socola sữa là những chất có tác dụng làm tăng độ chua của dạ dày.