Nguyên nhân và cách chữa chắp mắt cho trẻ em

Trẻ nhỏ thường hay bị chắp mắt nên vấn đề nhiều bậc phụ huynh quan tâm là chữa chắp mắt như thế nào để không ảnh hưởng thị lực, thẩm mỹ cũng như sức khỏe của trẻ.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách chữa chắp mắt cho trẻ em

Nhiều người vẫn nhầm lẫn bệnh chắp mắt với một số bệnh lý khác về mắt như lẹo mắt hay viêm bờ mi. Tuy nhiên đây đều là những bệnh lý khác nhau. Chắp mắt ở trẻ em thường sẽ phát triển trong vòng vài tuần và tăng dần kích thước, gây ra những khó chịu và đau đớn cho bé. Nếu không được điều trị sớm dứt điểm có thể bị nhiễm trùng và ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.

1. Những điều cần biết về bệnh chắp mắt và cách chữa cho trẻ

1.1. Trẻ bị lên chắp là như thế nào?

Chắp mắt là một bệnh lý của tuyến dầu trên mi mắt. Khi bi chắp, mí mắt sẽ sưng viêm và có khả năng kèm theo một số nhiễm trùng ở tuyến dầu trên mắt, làm cho khu vực này bị phình to thành một khối như u bên trên mí. Nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng chắp mắt và lẹo mắt là một, nhưng trên thực tế đây là hai bệnh khác nhau. Chắp là sưng tuyến nhỏ ở mắt còn lẹo là do sưng và viêm ở nang lông mi.

Nguyên nhân và cách chữa chắp mắt cho trẻ em

Trẻ em thường bị chắp khá nhiều

Chắp mắt thường xuất hiện ở mi mắt, rất gần mắt với kích thước ban đầu khá nhỏ và không làm trẻ cảm thấy đau. Đến khi lượng dầu tích tụ nhiều lên gây tắc nghẽn và viêm thì cảm giác đau sẽ dần xuất hiện cùng với kích thước khối chắp to dần lên. Chắp mắt không gây đau nhiều như lẹo nhưng thường tồn tại lâu hơn và chữa trị cũng kéo dài hơn so với lẹo.

Chắp không phải là bệnh có khả năng lây nhiễm nhiều như đau mắt đỏ. Khi trẻ bị bệnh có thể cha mẹ chỉ nhận thấy con bị chảy nước mắt nhiều hơn bình thường. Lúc này phụ huynh cần chú ý giữ vệ sinh cho con, tránh để chắp mắt bội nhiễm, tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm và sưng năng hơn, khiến trẻ bị mưng mủ và đau đớn.

Cha mẹ thấy con bị chắp mắt cũng cảm thấy lo lắng cho thị lực của trẻ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chú ý giữ gìn, không làm khối chắp bị biến chứng thì khả năng ảnh hưởng đến thị lực sau khi trẻ đã khỏi bệnh gần như là không thể. Trong thời gian bệnh khi khối chắp quá lớn chèn vào nhãn cầu có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và thị lực của trẻ. Nhưng đến khi chắp đã khỏi thì thị lực sẽ trở lại bình thường.

Tốt nhất khi trẻ bị lên chắp, để tránh những biến chứng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để được chữa chắp mắt sớm. Các bác sĩ sẽ phán đoán bệnh và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất, ngăn ngừa nhiễm trùng và biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

1.2. Cách chữa chắp mắt cho trẻ không cần dùng thuốc

Thông thường khi con cái bị bất kỳ một vấn đề gì về sức khỏe cũng làm cho cha mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, chắp mắt là bệnh khá lành tính nên cha mẹ không cần quá lo bởi tình trạng này hoàn toàn có thể tự khỏi được. Trừ những trường hợp chắp quá lớn hoặc có khả năng bị nhiễm trùng thì cần được bác sĩ theo dõi điều trị, còn lại các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên là để trẻ tự điều trị tại nhà dưới sự giám sát của bố mẹ. Sau một vài tuần hoặc lâu lắm là một vài tháng, chắp mắt sẽ dần biến mất mà không để lại tổn hại gì cho sức khỏe của trẻ.

Tìm hiểu thêm: 62 Tuổi phát hiện đục thủy tinh thể độ III nhờ đi khám mắt miễn phí

Nguyên nhân và cách chữa chắp mắt cho trẻ em

Bệnh chắp khá lành tính nếu được giữ gìn cẩn thận

Nếu trẻ được khuyên chỉ cần ở nhà điều trị, thì những việc sau phụ huynh có thể làm để trẻ cảm thấy dễ chịu và nhanh khỏi bệnh hơn:

– Để mắt trẻ được chườm ấm sẽ giúp làm giảm cảm giác căng tức, khó chịu cho mắt.

– Cha mẹ cần ghi nhớ khi chăm sóc cho trẻ bị chắp, trước khi làm bất kỳ điều gì cũng cần phải rửa tay sạch sẽ và sát khuẩn tránh việc vi khuẩn xâm nhập vào mắt bé.

– Khi bé bị chắp mắt dù không quá đau nhưng trẻ cũng sẽ cảm thấy khá khó chịu. Chính vì vậy, cha mẹ cần an ủi, vỗ về trẻ để trẻ quên đi nỗi khó chịu.

– Dùng gạc ấm và sạch đắp lên vùng mắt bị chắp trong 15′. Trong lúc đắp nếu gạc nguội thì cần làm nóng lại và thay gạc liên tục. Làm hàng ngày có thể giúp cho chắp xẹp dần và biến mất.

– Xoa nhẹ mắt trẻ giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Việc này có thể làm sau khi chườm ấm hoặc trước khi đi ngủ. Xoa mắt có thể làm cho ống thông bớt tắc hơn, khối chắp sẽ giảm dần dần.

1.3. Cách chữa chắp mắt cho trẻ với thuốc kê đơn

Với những trường hợp trẻ bị lên chắp buộc phải dùng đến thuốc, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc tra mắt có tính chất sát khuẩn, làm dịu viêm sưng, các loại thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên mi mắt.

Sau khi bôi thuốc khoảng 1 tuần, tình trạng chắp mắt có thể được cải thiện ngay. Trong trường hợp tình trạng không được cải thiện, trẻ cần được đưa đi khám để bác sĩ tiến hành điều trị bởi có thể trẻ đã gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn. Những trẻ lên chắp mà không tự lành được sẽ được chỉ định tiêm steroid để làm xẹp chắp, giảm viêm sau từ 1 đến 2 tuần.

Nguyên nhân và cách chữa chắp mắt cho trẻ em

>>>>>Xem thêm: Điều trị bệnh lý viêm kết mạc sạn vôi như thế nào?

Nên đi khám nếu bệnh không giảm dần

Nếu sau khi tiêm steroid mà vẫn không thấy hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ cục chắp trên mắt. Đây là phương án cuối cùng được sử dụng để chữa chắp mắt cho trẻ em bởi phẫu thuật trên trẻ là khá nguy hiểm vì nguy cơ biến chứng và gây đau đớn cho trẻ.

2. Ngăn ngừa căn bệnh chắp mắt ở trẻ như thế nào?

Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào thật sự hiệu quả để ngăn ngừa sự phát triển của các loại tuyến tiết dầu tạo thành chắp mắt. Những trẻ hay bị viêm bờ mi nên điều trị một cách triệt để nhằm không cho chắp hình thành và phát triển lên.

Bác sĩ nhãn khoa đưa ra lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ là nên rửa bờ mi của trẻ hàng ngày thật sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, loại bỏ phần da chết và các bụi bẩn trên mắt, tránh không cho vi khuẩn xâm nhập vào. Các lỗ tiết dầu trên mi mắt thông thoáng, sạch sẽ cũng hạn chế khả năng tạo thành chắp ở trên mắt trẻ.

Những thông tin trên đây là về vấn đề chắp ở trẻ em và cách chữa chắp mắt, hy vọng những bậc phụ huynh có thể tham khảo để áp dụng cho con mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *