Đau răng là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở trẻ em. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần và cả thể chất của trẻ. Nếu chưa có thời gian đến gặp nha sĩ, những cách chữa đau răng cho trẻ trong bài viết sau sẽ giúp bé bớt khó chịu.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách chữa đau răng cho trẻ
1. Điểm danh những nguyên nhân khiến trẻ bị đau răng
Các cơn đau răng ở trẻ thường được gây ra bởi các nguyên nhân sau:
1.1. Các nguyên nhân gây đau răng phổ biến
– Sâu răng: Tình trạng này xảy ra khi lớp men răng bị vi khuẩn tấn công và phá vỡ.
– Viêm tủy: Vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, làm cho tủy sưng tấy lên.
– Các bệnh nha chu: Hay còn gọi là các bệnh về nướu, chủ yếu là do nhiễm trùng các mô nướu.
– Áp xe răng: Xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng bên trong răng rồi lan ra chân răng và cả những bộ phận lân cận, áp xe răng có nguy cơ gây viêm tủy, mất răng, viêm xương, tiêu xương, viêm hạch…
Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau răng ở trẻ.
1.2. Các nguyên nhân hiếm gặp
– Quá trình sau khi điều trị các bệnh lý về răng sẽ khiến răng của trẻ trở nên nhạy cảm hơn và dễ đau nhức.
– Thói quen nghiến răng ở trẻ có nguy cơ gây tổn thương cho men răng, lâu dần gây tổn thương men răng, kích thích các dây thần kinh, khiến răng trở nên ê buốt.
– Trẻ bị gãy hoặc nứt vỡ răng khiến lớp ngà răng, thậm chí cả tủy răng và các dây thần kinh cũng bị lộ ra. Khi đó, bất cứ tác động nào đến chiếc răng này cũng đều gây ra cảm giác đau nhức.
– Hiện tượng tụt nướu hoặc mất xương hàm làm lộ bề mặt chân răng sẽ khiến chân răng của trẻ trở nên nhạy cảm, dễ đau nhức khi gặp phải những kích thích từ việc ăn, nhai, đánh răng…
Tuy hiếm gặp nhưng thói quen nghiến răng cũng góp phần khiuến men răng tổn thương, gây đau răng ở trẻ.
2. Điểm danh 7 cách chữa đau răng cho trẻ
2.1. Chườm lạnh hoặc chườm đá – Cách chữa đau răng cho trẻ đơn giản
Chắc hẳn cha mẹ nào cũng sẽ loay hoay, lo lắng, không biết làm thế nào khi con yêu của mình bị đau răng. Vậy thì hãy tận dụng chính những cục đá trong tủ lạnh để chữa đau răng cho trẻ.
Nhiệt độ thấp từ cục đá sẽ làm giảm lưu lượng máu đi qua chiếc răng đau. Từ đó, chỗ răng đau sẽ bị “tê liệt” tức thì, trẻ sẽ không còn cảm thấy đau nhức.
Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần bọc cục đá vào khăn sạch rồi chườm nhẹ lên vùng má bên ngoài chiếc răng đau. Hoặc mẹ có thể nhúng khăn sạch vào nước mát rồi chườm cho bé. Lưu ý, không chườm trực tiếp đá lạnh lên da trẻ vì dễ gây ra bỏng lạnh.
Nhiệt độ thấp từ cục đá sẽ làm giảm lưu lượng máu đi qua chiếc răng đau. Từ đó, chỗ răng đau sẽ bị “tê liệt” tức thì, trẻ sẽ không còn cảm thấy đau nhức.
2.2. Súc miệng bằng nước muối – Cách chữa đau răng cho trẻ phổ biến
Đau răng có thể đến từ nguyên nhân viêm, nhiễm răng, chân răng, nướu… Do đó, việc súc miệng bằng nước muối sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn đang trú ngụ ở chiếc răng đau của trẻ. Đồng thời, nước muối còn giúp giảm sưng, chữa lành vết thương do viêm loét gây ra.
Mẹ có thể tìm mua các sản phẩm nước muối sinh lý được bán tại các hiệu thuốc. Hoặc tự pha dung dịch nước muối bằng cách lấy nước đun sôi để nguội, hòa với một chút muối tinh và cho trẻ súc miệng tối thiểu 2 lần/ ngày.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn những cách chữa đau răng hiệu quả mà bạn cần biết
Súc miệng với nước muối là một trong những cách chữa đau răng cho trẻ an toàn, đơn giản và hiệu quả nhanh chóng.
2.3. Trị đau răng cho trẻ tại nhà với tỏi
Tỏi không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mẹ mà còn là một vị thuốc kháng viêm vô cùng hiệu quả. Trong tỏi có chứa allicin – một hoạt chất có khả năng kháng khuẩn rất mạnh. Vì thế tỏi có thể xoa dịu cơn đau răng đang “hoành hành” ở trẻ.
Mẹ hãy giã hoặc đập dập 2 – 3 nhánh tỏi, trộn với muối và pha với một chút nước để làm loãng tinh dầu tỏi. Sau đó dùng khăn sạch chấm vào dung dịch tỏi muối và chấm vào chỗ răng đau của trẻ. Cách này sẽ vừa giúp giảm đau, giảm sưng viêm mà không làm nướu của trẻ bị kích ứng.
2.4. Sử dụng tinh dầu đinh hương
Cũng giống như tỏi, đinh hương vừa là một loại gia vị, vừa là một vị thuốc rất hữu hiệu trong việc giảm đau. Eugenol có trong đinh hương là một loại hợp chất gây tê tự nhiên. Cho trẻ ngậm miếng bông gòn có chấm tinh dầu đinh hương tại chỗ răng đau sẽ giúp giảm đau, kháng khuẩn. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu mà nướu và răng cũng được chống nhiễm trùng ngay lập tức.
2.5. Uống trà bạc hà
Chắc hẳn không mẹ nào còn cảm thấy xa lạ với loại rau bạc hà. Không chỉ có khả năng gây tê, kháng khuẩn, làm dịu cơn đau răng ở trẻ mà bạc hà còn giúp làm thơm miệng. Ngâm lá bạc hà trong nước sôi khoảng 20 – 30 phút hoặc pha loãng vài giọt tinh dầu bạc hà với 200ml nước đun sôi để nguội rồi cho trẻ súc miệng, cơn đau răng sẽ dần biến mất.
Ngâm lá bạc hà trong nước sôi khoảng 20 – 30 phút hoặc pha loãng vài giọt tinh dầu bạc hà với 200ml nước đun sôi để nguội rồi cho trẻ súc miệng, cơn đau răng sẽ dần biến mất.
2.6. Dùng tinh dầu cỏ thyme (cỏ xạ hương)
Cỏ xạ hương hay còn được gọi là lá húng tây thường được biết đến là một loại gia vị không thể thiếu đối với các món ăn châu Âu. Thế nhưng, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng chúng như một vị thuốc giảm đau, chống nhiễm trùng.
Nếu bé yêu bị đau răng, thậm chí là viêm họng, viêm phế quản… mẹ đều có thể pha loãng vài giọt tinh dầu xạ hương rồi cho trẻ súc miệng. Hoặc mẹ cũng có thể dùng bông gòn thấm vài giọt tinh dầu xạ hương rồi đặt vào chỗ đau răng của trẻ, cho trẻ ngậm trong khoảng 20 phút. Thymol – thành phần chính của xạ hương sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, các loại nấm trong khoang miệng và giúp trẻ giảm đau tức thì.
2.7. Sử dụng gel từ cây lô hội
Lô hội (nha đam) là một loại thực vật mọng nước, được các chuyên gia sử dụng như một vị thuốc với mục đích chữa lành vết bỏng, vết loét, vết thương ngoài da… Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học đã công nhận nha đam có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng gây sâu răng, viêm răng và nướu…
Để giảm đau răng cho trẻ, mẹ chỉ cần dùng gel lô hội thoa lên vùng răng bị đau, cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất.
>>>>>Xem thêm: Nẹp răng cho trẻ em và những vấn đề cần lưu ý
Để giảm đau răng cho trẻ, mẹ chỉ cần dùng gel lô hội thoa lên vùng răng bị đau, cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất.
3. Tổng kết
Đau răng là hiện tượng thường gặp ở trẻ, nó có thể đến từ nhiều nguyên nhân, đồng thời cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng của trẻ và cha mẹ không nên chủ quan. Do đó, ngay khi thấy trẻ bị đau răng, mẹ hãy áp dụng một vài biện pháp trên. Tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp tạm thời, mẹ vẫn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.