Mất ngủ khi mang thai là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của mẹ. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Các cải thiện mất ngủ ra sao? Các mẹ hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách chữa trị mất ngủ khi mang thai ở mẹ bầu
1. Tình trạng mất ngủ khi mang thai nghĩa là gì? Hiện tượng này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
1.1 Tình trạng mất ngủ khi mang thai nghĩa là gì?
Đây là hiện tượng thể hiện những rối loạn về giấc ngủ của mẹ bầu. Biểu hiện rõ nhất bao gồm:
– Mẹ bầu rất khó khăn để có thể đi vào giấc ngủ
– Khó có thể duy trì một giấc ngủ đủ sâu, đủ lâu
– Xuất hiện tình trạng thức dậy nhiều lần trong giấc ngủ ( mỗi lần > 30 phút )
– Tỉnh giấc quá sớm
– Cơ thể mỏi mệt, tinh thần không sảng khoái khi dậy khi thức dậy
– Mẹ bầu rất dễ bị đánh thức bởi những tiếng động nhỏ
Một số mẹ gặp phải tình trạng mất ngủ khi mang thai trong suốt cả thai kỳ
Ở hầu hết các trường hợp bà bầu thường mất ngủ trong tam ca nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt cuối cùng, nhưng vẫn có số ít mất ngủ suốt 9 tháng 10 ngày của thai kỳ.
1.2 Mẹ bầu mất ngủ khi mang bầu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Nếu mất ngủ trong một thời gian ngắn thì chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu không gây hại cho em bé, tuy nhiên nếu mất ngủ kéo dài triền miên thì mẹ cần cảnh giác. Lúc đó sẽ có hiện tượng suy nhược cơ thể, gây nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, tăng nguy cơ sinh non và nhiều tác động xấu cho bé như:
– Dễ bị thiếu máu: do khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là cơ thể tạo ra hồng cầu, việc mất ngủ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tuần hoàn máu khiến thai nhi có thể bị thiếu máu ngay từ khi trong bụng mẹ
– Chậm phát triển: bắt đầu tuần thứ 24 của thai kỳ là thời gian phát triển trí não, hoàn thiện giác quan của cơ thể. Nếu mẹ bị mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến quá trình trao đổi chất ảnh hưởng, rối loạn nội tiết tố
Trong những trường hợp mất ngủ nặng cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.
2. Nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng mất ngủ khi mang thai
– Thay đổi nội tiết tố: ngay từ những ngày đầu mang thai là nguyên nhân gây nên mất ngủ hoặc buồn ngủ ở mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên.
– Ốm nghén, buồn nôn: sẽ gây cho mẹ bầu cảm giác chán ăn, sút cân hay mất ngủ. Cơn ốm nghén có thể đột ngột xảy ra bất kể thời điểm nào trong ngày
– Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, thiếu dinh dưỡng. Mang thai nếu mẹ ăn kém hơn thì có thể bị thiếu dinh dưỡng, ngoài ra nếu thiếu các loại magie, canxi hay vitamin cũng khiến tình trạng mất ngủ diễn ra.
– Tiêu hóa gặp những vấn đề như táo bón, khí ga hay ợ nóng. Đây là những vấn đề mẹ thường xuyên phải đối mặt, nó gây khó chịu và có thể khiến mẹ mất ngủ
Tìm hiểu thêm: Nhận biết và chẩn đoán các triệu chứng ung thư đường ruột
Tiểu đêm với tần suất nhiều cũng khiến giấc ngủ của mẹ bầu bị phá vỡ, tình trạng mất ngủ xảy ra
– Đau nhức, đau lưng, chuột rút là tình trạng chung và gia tăng dần theo thời gian mang bầu ( đau nhức nặng nề tăng cao khi về cuối thai kỳ ). Việc này dẫn đến tình trạng mất ngủ 3 tháng cuối tăng lên
– Nhịp tim tăng cao khiến mẹ dễ tỉnh giấc bất chừng
– Mẹ gặp các vấn đề về hô hấp như ngạt mũi, viêm mũi, cảm lạnh thường xuyên xảy ra trong suốt thai kỳ do cơ thể mẹ trở nên yếu ớt hơn nhiều. Khi gặp các vấn đề về hô hấp khiến mẹ đi vào giấc ngủ khó hơn, nông hơn, dễ tỉnh do hô hấp khó khăn
– Áp lực thai nhi tăng dần, em bé hoạt động và lớn lên dần trong tử cung khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ
– Lo lắng, bất an, rối loạn bất an là nguyên nhân khiến mẹ mất ngủ hoặc gia tăng tình trạng mất ngủ sẵn có của mẹ
3. Những phương pháp giúp cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang bầu cho mẹ
Dưới đây là một số cách giúp các mẹ cải thiện tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả:
3.1 Cải thiện chế độ ăn uống:
– Mẹ hạn chế tối đa ăn no trước khi đi ngủ. Thời điểm ăn tối cho đến khi đi ngủ cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng, lúc này cơ thể vừa kịp tiêu hóa thức ăn.
– Các bữa ăn trong ngày mẹ nên chia nhỏ. Mẹ ăn chậm nhai kỹ để tránh tình trạng trào ngược hay đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua khi nằm ngủ.
– Mẹ hạn chế ăn ngọt tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
– Mẹ không ăn, uống trà, cà phê, socola vào buổi tối.
– Thời gian mang thai mẹ cần tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin B như ngũ cốc hay những loại rau lá xanh.
– Trước khi đi ngủ mẹ không nên uống nhiều nước để tránh tiểu tiện nhiều về đêm.
3.2 Thói quen sinh hoạt:
– Mẹ có thể thay đổi tư thế ngủ để giúp cho giấc ngủ ngon và sâu hơn. Các bác sĩ khuyên mẹ nên nằm nghiêng bên trái, gác chân cao và uốn cong đầu gối. Việc này có nhiều ưu điểm như giảm thiểu áp lực đè lên tĩnh mặc chân, giúp gia tăng lượng máu cấp cho tim, giảm nguy cơ huyết áp thấp, hạn chế phù nề,..
– Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, chăn ga gối đệm, có thể sử dụng gối chuyên dụng cho bà bầu để mẹ có cảm giác thoải mái khi ngủ
– Ngâm chân nước ấm, gừng và muối và uống một cốc sữa ấm trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn, dễ vào giấc hơn.
– Không làm việc mệt quá, có thời gian ngủ, nghỉ ngơi hợp lí, khoa học. Mẹ hạn chế ngủ quá nhiều vào ban ngày vì sẽ khiến khó ngủ vào ban đêm
– Mẹ cần tập thể dục nhẹ nhàng, giúp giảm căng thẳng, lưu thông khí huyết, hạn chế chuột rút giúp mẹ có thể ngủ ngon hơn
3.3 Sau khi sinh:
Sau sinh mẹ nên giành thời gian tranh thủ khi chăm con, con ngủ để nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bởi thiếu ngủ sẽ khiến tinh thần của mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc trẻ và khiến mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh
>>>>>Xem thêm: Sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?
Mẹ mang thai bị mất ngủ thường xuyên vào cuối thai kỳ nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn
– Mẹ cũng có thể nhờ chồng, người thân giúp đỡ các công việc nhà và chăm đỡ con vào ban đêm.
– Mẹ sau sinh cần tạo dựng một nếp sinh hoạt khoa học cho cả bé lẫn mẹ.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ khi mang thai ở mẹ bầu và cách khắc phục tình trạng đó. Nếu còn nhiều băn khoăn và thắc mắc, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được tư vấn và thăm khám nếu đang gặp phải tình trạng mất ngủ kéo dài nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.