Chậm kinh là hiện tượng khá phổ biến ở nữ giới, vì thế nhiều chị em xem thường điều này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị chậm kinh nguyệt.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách điều trị chậm kinh nguyệt
1. Chậm kinh là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ, là thang đo sức khỏe của chị em. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 21-35 ngày. Tuy nhiên, rất ít chị em có được chu kỳ đều đặn như trên.
Theo thống kê, khoảng 90% phụ nữ gặp phải hiện tượng chậm kinh. Điều này gây ra nhiều phiền phức cho chị em. Chậm kinh khiến chị em không kiểm soát được thời điểm hành kinh của mình. Nó cũng có thể gây ra nhiều hiện tượng đi kèm như đau chướng bụng, đau lưng, đau cơ… trước kỳ hành kinh.
Nguyên nhân chậm kinh có thể do bệnh lý, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, cần tìm rõ nguyên nhân của chậm kinh để có hướng điều trị kịp thời.
Chậm kinh là hiện tượng phổ biến. Có đến 90% chị em phụ nữ từng bị chậm kinh
2. Nguyên nhân chậm kinh
Tại sao bị trễ kinh nguyệt? Có rất nhiều đáp án cho câu hỏi này. Chậm kinh có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây rối loạn kinh nguyệt
2.1. Chậm kinh sinh lý
Tâm lý căng thẳng kéo dài. Những chị em tâm lý bất ổn, thường xuyên bị stress dễ bị rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, nghiêm trọng hơn nữa là vô kinh. Tâm lý áp lực sẽ gây ức chế quá trình rụng trứng và dẫn tới hiện tượng này.
Ăn uống không điều độ, dùng chất kích thích như rượu, bia, caffein, thuốc lá… hoặc nghỉ ngơi không đầy đủ khiến cơ thể suy nhược cũng có thể gây chậm kinh. Những người tập luyện quá sức hay lao động nặng cũng rất dễ gặp tình trạng này.
Tăng, giảm cân đột ngột. Cân nặng của phụ nữ ảnh hưởng rất nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt. Các chị em thay đổi cân nặng đột ngột dẫn đến thay đổi hormone sinh dục nữ, tác động trực tiếp đến kỳ nguyệt san, gây chậm kinh.
Mang thai: hiển nhiên đây là một nguyên nhân gây chậm kinh rõ ràng. Khi có thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra hormone ngăn cản quá trình rụng trứng, dẫn đến chậm kinh. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sau khi em bé được sinh ra.
Dùng thuốc. Dùng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ làm thay đổi hormone trong cơ thể, dẫn tới chậm kinh. Ngoài ra, các loại thuốc an thần, thuốc chống đông máu hay thuốc điều trị bệnh tuyến giáp đều có thể gây rối loạn kinh nguyệt trong đó có chậm kinh.
Tìm hiểu thêm: Nướu răng đỏ và những nguyên nhân khó ngờ tới
Mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh.
2.2. Chậm kinh bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân trên, chậm kinh có thể do chị em đã mắc một số bệnh sau:
Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Đây là tuyến tiết ra hormone sinh sản nên nếu nó gặp trục trặc, thì chu kỳ nguyệt san của chị em chắc chắn bị ảnh hưởng mà biểu hiện có thể là chậm kinh, mất kinh.
Chậm kinh có thể do mắc các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang… Lúc này, chị em sẽ còn có thêm những triệu chứng như đau bụng dưới, đau thắt lưng, khí hư có màu, mùi hôi…
3. Cách điều trị chậm kinh nguyệt
Căn cứ vào những nguyên nhân được đề xuất ở trên, chị em có thể tìm cho mình hướng điều trị rối loạn kinh nguyệt cũng như chậm kinh dứt điểm.
Nếu nguyên nhân chậm kinh do sinh lý, chị em cần:
Có chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, làm việc hợp lý. Cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chị em hạn chế thức khua, tập luyện quá sức kẻo cơ thể suy nhược, mệt mỏi, dễ gây rối loạn kinh nguyệt.
Hạn chế các đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích như nước ngọt có gas, rượu, bia, thuốc lá, cà phê… Dù sao những thứ này cũng không có lợi cho sức khỏe của chúng ta một chút nào cả.
Chị em hãy luôn duy trì tâm lý thoải mái, tránh stress để không bị rối loạn kinh nguyệt ghé thăm. Trong thời đại công nghiệp hiện nay, con người khó tránh khỏi những áp lực công việc, cuộc sống, vì vậy, chị em hãy lựa chọn cho mình những bộ môn giải trí lành mạnh để giải tỏa gánh nặng.
Nếu nghi ngờ chậm kinh do dùng thuốc, hãy dừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.
>>>>>Xem thêm: Chế độ thai sản bảo hiểm xã hội mới nhất 2020- Điều kiện, hồ sơ hưởng
Tập luyện điều độ và phù hợp sẽ giúp điều hòa lại kinh nguyệt.
Còn lại, nếu chậm kinh đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, đau đầu, cơ thể bị sốt hoặc ớn lạnh… thì rất có thể chị em đã mắc một căn bệnh nào đó. Lúc này, cách tốt nhất là gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời. Bên cạnh đó, chị em nên duy trì khám phụ khoa 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề của cơ thể.
Chậm kinh tuy là một hiện tượng phổ biến nhưng chị em cũng đừng vì thế mà xem thường nó. Bởi nếu nguyên nhân là do bệnh lý thì hậu quả để lại cũng không thể lường trước.
Nếu chị em còn có thắc mắc gì xin hãy liên hệ với Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc theo đường dây nóng 1900 55 88 92 để được tư vấn, hỗ trợ nhé.
Tin liên quan
- Bệnh rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị
- Ăn gì để kinh nguyệt ra ít
- Chữa kinh nguyệt không đều bằng rau diếp cá
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.