Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ thường khá ồ ạt, nhất là trong 2 – 3 ngày đầu. Đây là căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ nhỏ và do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và kịp thời điều trị, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi con yêu bị tiêu chảy cấp.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
1. Nguyên nhân gây ra căn bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Bệnh tiêu chảy cấp trẻ em có thể do các loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra. Trong số đó, tác nhân chính khiến bệnh tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, gây thành dịch và đe dọa đến tính mạng của trẻ là Rotavirus. Hơn nữa, bố mẹ cũng cần phải lưu ý một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp ở các bé để phòng tránh. Cụ thể là:
– Bệnh tiêu chảy cấp thường gặp nhất là ở những trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi. Đây là thời điểm các bé đang bắt đầu tập ăn dặm.
– Những trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch.
– Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp do các loại vi khuẩn gây ra, nhất là Rotavirus thường hoành hành và phát triển vào mùa khô lạnh.
– Một số thói quen không tốt của bố mẹ: Cho trẻ bú chai, ăn dặm không đúng cách, không rửa tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn hoặc sau khi dọn vệ sinh cho bé,…
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp là gì?
Những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhất là dưới 6 tháng tuổi có tần suất đi tiêu khoảng hơn 3 lần/ ngày. Phân của bé có thể ở dạng lỏng, sệt, màu xanh, vàng hoặc nâu.
Những trẻ bú sữa mẹ có thể đi tiêu nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với các bé uống sữa công thức. Trong khi đó, những trẻ từ 1 tuổi trở lên thường đi tiêu khoảng 1 – 2 lần/ ngày.
Phân của những trẻ bị tiêu chảy cấp thường có nhiều nước và mùi hôi tanh khó chịu. Ngoài ra, vì tiêu chảy cấp là một bệnh đường ruột nên trẻ thường đi kèm với những dấu hiệu khác. Chẳng hạn như trẻ quấy khóc nhiều, cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, nôn trớ, sốt, đau bụng,…
Với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, tiêu chảy cấp là khi con đi tiêu gấp đôi số lần so với lúc bình thường. Còn với những trẻ 1 tuổi trở lên, tiêu chảy cấp là khi bé đi tiêu phân lỏng nước trên 3 lần/ ngày.
Tìm hiểu thêm: 10 Món phải bổ sung vào thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi
Trẻ đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp
3. Bố mẹ nên làm gì khi con bị tiêu chảy cấp?
3.1. Thiết kế chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp với trẻ
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, con có thể từ chối thức ăn, nhất là những món cứng. Điều này là vô cùng bình thường vì lúc này, con đang cảm thấy khó chịu và không muốn ăn. Trong những trường hợp như vậy, bố mẹ nên chuẩn bị những món ăn dạng lỏng để bé dễ ăn hơn và cho trẻ uống thêm sữa, nước.
Khi trẻ bị nôn ói nhiều, bố mẹ nên khuyến khích con ăn uống chậm lại với một lượng thức ăn ít đi và chia thành nhiều bữa trong ngày. Việc làm này sẽ giúp giảm thiểu khả năng bị ói thêm ở các bé.
Khi trẻ đi tiêu lỏng và nôn ói nhiều lần trong lần, bé sẽ có nguy cơ bị mất nước, rối loạn điện giải, hạ đường huyết,… Do đó, bố mẹ nên cho con uống từng ngụm nhỏ sữa, nước hoặc đúng bằng muỗng từ từ và thường xuyên hơn.
Mục đích của việc làm này là để bù nước và chất điện giải cho trẻ một cách hiệu quả hơn nhằm tránh những biến chứng về sau. Với những trẻ dưới 1 tuổi đang bú mẹ hoặc uống sữa công thức, mẹ nên tăng cữ sữa trong ngày cho con để bù nước và chất điện giải cho bé.
3.2. Cho trẻ bị tiêu chảy cấp đi khám bác sĩ
Nếu trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín ngay lập tức. Bởi vì ở độ tuổi này, trẻ rất dễ bị mất nước và bệnh nhanh chóng trở nặng hơn. Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ nên cho con đến bệnh viện khi con xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
– Trẻ có biểu hiện mất nước và phân ra máu.
– Trẻ nôn ói nhiều mặc dù bố mẹ đã cho con ăn uống từ từ, ít đi và thường xuyên hơn.
– Trẻ không chịu ăn uống gì và nôn ói nhiều.
– Bé đi tiêu thường xuyên và bố mẹ sợ không bù đủ nước cho trẻ.
– Dịch nôn ói của con có màu xanh lá cây.
– Trẻ mệt mỏi, quấy khóc liên tục, lừ đừ.
– Trẻ ngủ nhiều và khó đánh thức.
– Bé sốt và đau bụng nhiều.
Bố mẹ nên lưu ý một điều rằng, phải cho trẻ uống thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và dùng dung dịch điện giải khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo: trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài cần được xử trí ngay
Khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ hiểu rõ về căn bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ. Từ đó, biết phải làm gì trẻ bị tiêu chảy cấp để chăm sóc con hiệu quả hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.