Lồng ruột là căn bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ em, nhất là những trẻ sơ sinh dưới 24 tháng tuổi. Khi gặp phải tình trạng này, các mạch máu nuôi ruột sẽ bị tắc nghẽn và không nuôi được đoạn ruột bị lồng, có thể dẫn tới hoại tử. Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ nguyên nhân khiến bé bị lồng ruột để đưa con đi cấp cứu kịp thời.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi bé bị lồng ruột
1. Tổng quan về căn bệnh lồng ruột ở trẻ em
Lồng ruột là căn bệnh về đường tiêu hóa liên quan tới hệ thống đường ruột, cụ thể là ruột già và ruột non. Trong lòng ruột chia thành các đoạn nối tiếp nhau, khi một đoạn ruột chui vào đoạn kế cận sẽ khiến hoạt động tiêu hóa bị tắc nghẽn. Căn bệnh này thường xảy ra ở những trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm đến khoảng 4 tuổi vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ.
Lồng ruột là căn bệnh cấp tính nguy hiểm được các bác sĩ cảnh báo nghiêm trọng. Bởi vì khi các đoạn ruột lồng vào nhau sẽ khiến mạch máu bên trong ruột bị tắc nghẽn và không thể nuôi dưỡng, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như hoại tử ruột, thậm chí có thể dẫn tới tử vong do nhiễm trùng ổ bụng.
Lồng ruột là căn bệnh vô cùng nguy hiểm ơ trẻ nhỏ
2. Nguyên nhân khiến bé bị lồng ruột là gì?
2.1. Do sự co bóp bất thường của ruột
Khi trẻ trong giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm, ruột của bé sẽ phải thay đổi tốc độ và lực co bóp để tiêu hóa thức ăn. Điều này sẽ khiến cho các đoạn ruột của bé bị lồng vào nhau do kích thước hoặc khối lượng thức ăn đưa vào lớn hơn so với lúc trước. Cùng với đó, đoạn ruột của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên đoạn ruột phía trước dễ chui vào đoạn ruột phía sau gây ra tình trạng tắc nghẽn.
2.2. Do trẻ bị tiêu chảy trong một khoảng thời gian dài
Tiêu chảy ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, tình trạng tăng nhu động ruột khi ruột thường xuyên co thắt với cường độ lớn trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho các đoạn ruột dễ dàng lồng vào nhau. Nếu bé có biểu hiện tiêu chảy liên tục, bố mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ điều trị sớm. Như vậy sẽ giúp trẻ phòng tránh nguy cơ bị lồng ruột.
2.3. Do trẻ có khối u và polyp bên trong lồng ruột
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thể xuất hiện những khối u lành tính hoặc polyp trong lồng ruột do bẩm sinh hay quá trình phát triển của bé. Những khối u và polyp này sẽ khiến sự vận động của ruột thay đổi thất thường, gây ra tình trạng lồng ruột.
Bên cạnh đó, dịch rò rỉ từ polyp và khối u cũng sẽ khiến cho ruột bị nhiễm trùng. Đồng thời, sự co bóp mạnh của ruột cũng dễ khiến bé bị lồng ruột. Ngoài ra, tình trạng viêm ruột cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị lồng ruột.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị lồng ruột
3. Cần phải làm gì khi bé xuất hiện dấu hiệu bị lồng ruột?
Thời điểm vàng để điều trị lồng ruột là giai đoạn đầu khi những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện đầu tiên trên cơ thể bé. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ thường nhầm lẫn triệu chứng của ban đầu của bệnh lồng ruột với dấu hiệu của những căn bệnh đường tiêu hóa thông thường.
Do đó, khi trẻ xuất hiện triệu chứng nôn ói liên tục hoặc đau bụng, bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán sớm và chính xác nhất. Đồng thời, bác sĩ cũng đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phải động viên và trấn an con để tránh khiến bé cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn, làm mất sức. Hơn nữa, bố mẹ cũng phải luôn giữ bình tĩnh và tuyệt đối không bao giờ được thực hiện theo các mẹo, kinh nghiệm dân gian để tự điều trị tại nhà. Bởi vì việc làm này có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Đặc biệt, bố mẹ cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định khám chữa bệnh của bác sĩ để trẻ mau khỏi bệnh và sớm phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay cho con sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Bệnh cúm A ở trẻ em sốt bao lâu thì khỏi?
Bố mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức khi con có dấu hiệu bị lồng ruột
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng bố mẹ đã hiểu rõ nguyên nhân khiến bé bị lồng ruột và những điều cần phải làm khi con xuất hiện dấu hiệu bất thường. Điều quan trọng nhất là bố mẹ phải luôn giữ bình tĩnh để đưa ra cách xử trí thông minh nhất khi phát hiện trẻ mắc bệnh lồng ruột.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.