Trẻ em bị táo bón là một vấn đề nan giải và luôn khiến các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Táo bón khiến trẻ cảm thấy khổ sở vì gặp khó khăn trong việc đi tiêu. Nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày, con sẽ cảm thấy chướng bụng, đau bụng, đầy hơi, lâu dần khiến trẻ biếng ăn và có nguy cơ chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trẻ em bị táo bón
1. Những biểu hiện thường gặp khi trẻ em bị táo bón
1.1. Trẻ em cảm thấy đau rát khi đi vệ sinh
Khi phân trở nên cứng có thể khiến cho hậu môn của bé bị rách gây chảy máu và đau đớn. Nguy hiểm nhất là khi bé sợ đau, con sẽ càng cố nhịn đi vệ sinh khiến tình trạng táo bón của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
1.2. Trẻ em són phân không có kiểm soát
Trẻ bị táo bón đồng nghĩa với việc dịch ruột sẽ bị ứ lại quanh khối phân cứng gây ra tình trạng tắc nghẽn. Nếu dịch ruột ứ nhiều sẽ gây ra hiện tượng són phân lỏng và khiến con bị táo bón nặng, phân cứng lại.
1.3. Trẻ bị đau bụng xung quanh rốn
Hiện tượng đau bụng xung quanh rốn cũng có thể xảy ra với những trẻ bị táo bón. Thậm chí tình trạng đau bụng quanh rốn này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
1.4. Một số biểu hiện khác
Nếu chứng táo bón tiến triển nặng và kéo dài nhiều ngày, trẻ em có thể gặp khó khăn khi mỗi khi đi tiểu. Ngoài ra, trẻ còn có thể đái dầm, tiểu lắt nhắt. Bên cạnh đó, con sẽ cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, biếng ăn, buồn nôn, suy dinh dưỡng hoặc chậm tăng cân.
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em
2. Tại sao trẻ em mắc chứng táo bón?
– Nhịn đi vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng táo bón ở trẻ em. Việc nhịn đi tiêu quá lâu sẽ khiến phân của trẻ trở nên khô cứng và làm con có cảm giác đau rát mỗi khi đi vệ sinh.
– Khi chuyển từ bú sữa mẹ sang thức ăn đặc một cách đột ngột cũng khiến trẻ bị táo bón.
– Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé không được cung cấp đầy đủ chất xơ.
– Những trẻ sinh sống trong gia đình có không khí căng thẳng rất dễ bị táo bón.
– Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ và khiến trẻ bị táo bón.
– Trẻ mắc phải một số bệnh lý như Down, rối loạn điện giải trong máu, tiểu đường,… sẽ làm gia tăng hiện tượng táo bón ở bé.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị táo bón
3. Bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ em bị táo bón?
3.1. Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho trẻ bị táo bón
– Với những trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ, việc cần làm trước tiên là phải đánh giá xem con có được cung cấp đủ lượng sữa hay chưa. Sau đó, mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình và hạn chế tối đa các loại thực phẩm không tốt như chất kích thích, đồ cay nóng. Đặc biệt, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ từ những loại rau củ quả tươi.
– Ngoài ra, những mẹ đang cho con bú nên giải quyết dứt điểm hiện tượng táo bón bằng cách uống đủ nước và bổ sung các loại rau củ quả tươi xanh.
– Với những trẻ được nuôi bằng sữa công thức, bố mẹ cần phải pha sữa đúng theo hướng dẫn. Bên cạnh đó, bố mẹ cần phải xem xét kỹ lưỡng các thành phần có trong sữa công thức để lựa chọn loại sữa phù hợp cho con.
– Với những trẻ trên 1 tuổi bị táo bón, bố mẹ nên cho bé uống đủ nước và bổ sung đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của con. Trong trường hợp trẻ không chịu ăn hoa quả, bố mẹ nên bổ sung chất xơ cho bé bằng các loại sinh tố từ rau củ quả. Đồng thời, bố mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn bánh kẹo ngọt, uống cà phê, đồ uống có ga,…
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo bệnh tay chân miệng vào mùa
Bố mẹ cần phải bổ sung những loại thực phẩm có lợi cho trẻ bị táo bón
3.2. Cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ bị táo bón
Với những trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón, bố mẹ có thể xoa bụng trẻ từ theo chiều kim đồng hồ, khoảng 3 – 4 lần/ ngày. Còn với những trẻ đã biết đi, bố mẹ hãy cho con nô đùa, chạy nhảy, tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường vận động cơ bụng và hậu môn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tập cho con thói quen đi vệ sinh theo khung giờ cố định. Tốt nhất là nên chọn vào sau bữa ăn của trẻ.
Đặc biệt, khi bố mẹ phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở bé như đau nhiều vùng hậu môn khi đi tiêu, nứt hậu môn, trĩ kèm theo những biểu hiện như sợ lạnh, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, tiêu ra máu, sốt,… phải đưa con đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ nắm rõ thông tin cơ bản về tình trạng táo bón ở trẻ em. Nếu thấy con mình có dấu hiệu bị táo bón, các bậc phụ huynh hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.