Táo bón là chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở các bé sơ sinh. Nếu để căn bệnh này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh. Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trẻ sơ sinh táo bón để chăm sóc con tốt hơn.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trẻ sơ sinh táo bón
1. Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh táo bón
Để biết được con mình có đang bị táo bón hay không, bố mẹ hãy dựa vào những biểu hiện dưới đây:
1.1. Trẻ sơ sinh quấy khóc và biếng ăn
Sau khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ hấp thụ các dưỡng chất cần thiết và đào thải những chất cặn bã ra bên ngoài. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón, những chất cặn bã sẽ ở lại bên trong cơ thể của bé. Khi các chất cặn bã tích tụ lâu ngày sẽ khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn và ngủ không sâu giấc. Do đó, trẻ sơ sinh thường hay tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm.
Trẻ sơ sinh quấy khóc và biếng ăn là dấu hiệu cho thấy bé bị táo bón
1.2. Trẻ sơ sinh ít đi ngoài
Thông thường, trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ đi ngoài khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày tùy theo bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu số lần đi ngoài của trẻ nhỏ hơn hoặc 2 lần/ tuần thì có thể bé đang bị táo bón. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải theo dõi thêm một số dấu hiệu khác để biết rằng con mình có bị táo bón không.
1.3. Trẻ sơ sinh gặp khó khăn khi đi ngoài
Triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh bị táo bón là gặp khó khăn khi đi ngoài. Trong những lúc như vậy, trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu khó chịu như mặt đỏ bừng lên và đổ nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, phân của bé khô cứng, có màu sẫm và ở dạng như phân dê.
Vì phải sử dụng nhiều sức để rặn đẩy phân ra bên ngoài nên niêm mạc hậu môn của trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương. Hơn nữa, cảm giác đau rát sau khi rặn sẽ khiến các bé thường hay quấy khóc.
2. Nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
2.1. Chế độ ăn uống của người mẹ
Nguồn thức ăn chính của trẻ sơ sinh là bú sữa mẹ. Vì vậy, chế độ ăn uống và sinh hoạt của mẹ có thể sẽ ảnh hưởng tới con. Nếu người mẹ ăn nhiều thức ăn ít xơ, cay nóng và khó tiêu, ngủ nghỉ không hợp lý sẽ khiến việc hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng, dẫn tới chứng táo bón.
Sữa mẹ không chỉ là nguồn thức ăn thiết yếu mà còn là nguồn cung cấp nước cho trẻ sơ sinh. Do đó, nếu trẻ bú sữa mẹ chưa đủ sẽ khiến cơ thể con bị mất nước, dẫn tới hiện tượng táo bón.
2.2. Sử dụng sữa công thức
Nếu cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức quá sớm cũng có thể khiến con bị táo bón. Bởi vì thành phần trong các loại sữa bột thường không có chất xơ. Hơn nữa, sữa công thức cũng có khả năng không thích hợp với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
2.3. Do mắc phải một số bệnh lý khác
Nguyên nhân dẫn tới chứng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ chính cơ thể của các bé. Đặc biệt là do tổn thương ở hệ tiêu hóa hoặc những dị tật bẩm sinh như bệnh suy giáp trạng, đại tràng bị phình to,…
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bệnh thủy đậu tắm lá gì?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
3. Cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ sơ sinh táo bón
Nếu tình trạng táo bón kéo dài nhiều ngày, trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh trĩ hoặc nguy hiểm hơn là bị nứt trực tràng. Vì vậy, bố mẹ nên nhận biết sớm hiện tượng này và có phương pháp xử lý kịp thời. Một số phương pháp hiệu quả giúp mẹ điều trị chứng táo bón của các bé sơ sinh là:
– Với những bé bú sữa mẹ thì người mẹ phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý nhất và bổ sung thêm chất xơ, uống nhiều nước và tránh ăn đồ cay nóng,…
– Cho trẻ sơ sinh bú đủ cữ để cơ thể bé không bị thiếu nước.
– Với những bé uống sữa công thức, bố mẹ nên thay đổi loại sữa khác, hợp với trẻ hơn.
– Bố mẹ nên massage bụng thường xuyên cho trẻ và ngâm hậu môn của bé vào nước ấm để con giảm bớt cảm giác khó chịu, cảm thấy thoải mái hơn.
– Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón tới 2 tuần hoặc xuất hiện những biểu hiện như sốt, nôn ói, bụng to lên, đi phân ra máu,… bố mẹ cần nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa ngộ độc thức ăn ở trẻ em
Bố mẹ nên massage bụng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn
Trẻ sơ sinh táo bón nhiều ngày sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ phải phát hiện sớm triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh và áp dụng những cách chăm sóc mà chúng tôi chia sẻ trên đây để giúp con giải tỏa sự khó chịu này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.