Nguyên nhân và cách điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

Viêm họng là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ sơ sinh, thường do nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn. Lúc này, trẻ sơ sinh có dấu hiệu nôn trớ do khó nuốt, đau rát cổ họng, quấy khóc, ho có đờm,… Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của con yêu.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm họng là một phần của cảm cúm do virus gây ra. Căn bệnh này có thể tự khỏi trong vài ngày nhưng bố mẹ vẫn phải cảnh giác nếu biểu hiện sốt, ho, viêm họng kéo dài không khỏi kèm theo tiêu chảy, nôn mửa, khó thở thì phải đưa con đi khám ngay.

Một số dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh bao gồm ho có đờm, cảm cúm, khàn tiếng, amidan đỏ có thể thấy khi con há miệng, sốt, nôn,… Thống thường, những trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ cảm thấy khó chịu khi được cho ăn hoặc nuốt, quấy khóc hơn bình thường và giọng có vẻ khàn khi khóc.

Viêm họng do nhiễm virus thường đi kèm với triệu chứng ho, sổ mũi, sốt, giảm cảm giác thèm ăn, mệt mỏi. Bên cạnh đó, nếu viêm họng do nhiễm trùng vi khuẩn, các hạch bạch huyết thường mở rộng hoặc viêm amidan đi kèm với đốm trắng.

Nguyên nhân và cách điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

Ho có đờm, quấy khóc là dấu hiệu trẻ bị viêm họng

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng

– Vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh bị suy giảm hoặc yếu.

– Vì điều kiện thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng.

– Vì môi trường sống nhiều bụi bẩn nên các loại vi khuẩn, virus phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.

– Việc sử dụng quạt, máy lạnh không đúng cách.

– Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi vì chơi dưới trời nắng gắt, hoạt động nhiều cũng dễ bị viêm đường hô hấp.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu ngay: Bệnh tay chân miệng là gì?

Nguyên nhân và cách điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng

3. Cách điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

3.1. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh

– Tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ bé trước những căn bệnh do virus gây ra.

– Vệ sinh cơ thể cho trẻ sơ sinh sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp.

– Cho trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc.

– Không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc và những tác nhân gây kích ứng họng khác.

3.2. Bổ sung đủ chất lỏng cho trẻ sơ sinh

Khi bị viêm họng, trẻ sơ sinh thường không muốn bú mẹ hoặc uống sữa công thức vì cổ họng bị đau và khó nuốt. Vì vậy, mẹ phải đảm bảo rằng con được bổ sung đủ chất lỏng để tránh tình trạng mất nước, khô họng.

Nếu trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần cho bé bú sữa mẹ thường xuyên hoặc cho con uống sữa công thức. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể cho con uống nước ấm để làm cổ họng bé cảm thấy thoải mái.

3.3. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Không khí khô có thể khiến cho mũi, da và cổ họng của trẻ sơ sinh bị khô. Điều này sẽ làm cho triệu chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh càng thêm khó chịu hơn. Do đó, để không khí trong phòng ngủ của trẻ sơ sinh luôn đảm bảo độ ẩm, bố mẹ có thể dùng máy phun sương, nhất là nếu có điều hòa.

3.4. Chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh

Khi cổ họng của trẻ sơ sinh bị đau, các bé sẽ chán ăn nên bằng mọi cách, bố mẹ phải đảm bảo con được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho con bú nhiều cữ sữa hơn hoặc uống sữa công thức. Với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đã bước vào giai đoạn ăn dặm, bố mẹ nên cho con ăn thức ăn dạng lỏng để bé dễ nuốt.

3.5. Luôn ở bên cạnh trẻ sơ sinh khi có thể

Bố mẹ hãy luôn ở bên cạnh trẻ sơ sinh khi con bị sốt, viêm họng. Bởi vì làm như vậy, trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, giọng nói của bố mẹ sẽ giúp trẻ sơ sinh bình tĩnh hơn và tinh thần được cải thiện.

3.6. Cho trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ

Nếu các triệu chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh không thuyên giảm mà có xu hướng trở nên xấu đi thì bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi vì đây có thể là nguyên nhân do virus, vi khuẩn gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, chẳng hạn như là khó thở.

Nếu trẻ sơ sinh bị sốt hoặc không muốn ăn uống thứ gì cả, bố mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Bởi vì nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể khiến trẻ sơ sinh bị mất nước, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân và cách điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

>>>>>Xem thêm: Trẻ sốt xuất huyết mấy ngày thì khỏi, có bị lại không

Cách trị viêm họng cho các bé sơ sinh tốt nhất là đưa con đi khám

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ biết cách trị viêm họng cho trẻ sơ sinh. Từ đó, giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe khi bị viêm họng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *