Nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa là căn bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ em, nhất là vào thời điểm giao mùa. Do đó, bố mẹ cần phải trang bị những kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả viêm tai giữa ở trẻ em để có cách xử trí tốt nhất khi con yêu mắc bệnh.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

1. Tại sao trẻ em mắc bệnh viêm tai giữa?

Viêm tai giữa là căn bệnh phổ biến nhất trong số những bệnh nhiễm trùng ở tai. Bệnh này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng phần lớn là ở trẻ em với những nguyên nhân như sau:

– Hệ miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ nên con không có đủ sức để chống lại sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn.

– Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh, tai trong của con được nối liền với mặt sau của cổ họng qua ống thính giác. Thông thường, ống thính giác sẽ mở để tạp chất và chất lỏng thoát ra bên ngoài. Khi ống thính giác bị đóng, các chất thải và chất lỏng không thể thoát ra ngoài được khiến vi khuẩn kẹt lại bên trong tai, gây ra tình trạng nhiễm trùng. Vì ống thính giác của trẻ ngắn hơn so với người lớn nên rất dễ bị tắc.

Nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

2. Những dấu hiệu nhận biết căn bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Khi mắc bệnh viêm tai giữa, trẻ em thường có những triệu chứng như sau:

– Sốt có thể lên đến trên 39 độ C.

– Trẻ sử dụng tay dụi hoặc kéo vành tai.

– Bé khó ngủ, trằn trọc và hay quấy khóc.

– Con chán ăn và ăn không cảm thấy ngon miệng.

– Bé nôn ói hoặc bị tiêu chảy.

– Bé chảy dịch hoặc mủ từ ống tai ngoài.

– Con phản ứng kém với âm thanh.

– Những trẻ lớn hơn thường xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau tai hoặc giảm thính lực tạm thời.

3. Cách chăm sóc hiệu quả khi trẻ em bị viêm tai giữa

3.1. Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ cho trẻ em

Tai mũi họng là ba bộ phận có sự liên quan mật thiết đến nhau. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu bị viêm tai giữa, bố mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ cả ba bộ phận này cho con.

– Vệ sinh tai: Nếu tai bé bị chảy dịch và mủ, bố mẹ cần phải làm sạch bộ phận này cho con. Theo đó, các bậc phụ huynh hãy sử dụng bông tăm lau nhẹ nhàng tai cho trẻ. Lưu ý là bố mẹ không được lau tai quá sâu vì có thể khiến tai con bị tổn thương. Ngoài ra, mọi người cũng không được sử dụng bông nút kín tai để chặn dịch mủ mà phải để chúng tự thoát ra bên ngoài.

– Vệ sinh mũi: Bố mẹ hãy sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày. Nếu trời trở lạnh, các bậc phụ huynh nên ngâm nước muối ấm trước khi nhỏ vào mũi cho trẻ để con không bị cảm lạnh.

– Vệ sinh họng: Bố mẹ cần rơ lưỡi và vệ sinh miệng sạch sẽ hàng ngày cho con. Với những trẻ lớn, các bậc phụ huynh có thể cho bé súc miệng bằng nước muối.

Tìm hiểu thêm: Thuốc ho viêm phế quản cho trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

Nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Bố mẹ cần phải vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ cho trẻ em

3.2. Thiết kế chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ bị viêm tai giữa

Khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa, bố mẹ cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Vì trẻ bị viêm tai giữa thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, do đó, các bậc phụ huynh nên cho con ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày để con ăn được nhiều hơn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên cho con uống nhiều nước lọc hoặc nước hoa quả. Với những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần phải cho trẻ bú nhiều cữ sữa hơn.

3.3. Tuân thủ theo đúng hướng dẫn chữa bệnh của bác sĩ

Khi con có dấu hiệu bị viêm tai giữa, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng thăm khám, chẩn đoán bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý một điều rằng, phải cho con uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống những loại thuốc không được bác sĩ kê trong đơn.

Trong trường hợp trẻ bị sốt, bố mẹ nên nhanh chóng chườm khăn ấm để con mau hạ sốt. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên mặc quần áo mỏng cho trẻ và để con nằm nghỉ ở những nơi thoáng mát. Ngoài ra, khi bé sốt trên 38,5 độ C hoặc tỏ ra đau nhiều, khó chịu, các bậc phụ huynh hãy cho con uống thuốc hạ sốt, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ.

3.4. Đưa con đi khám khi thấy trẻ có những biểu hiện nặng

Khi chăm sóc trẻ em bị viêm tai giữa tại nhà, bố mẹ cần phải hết sức lưu ý. Nếu thấy bệnh của trẻ không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, mọi người hãy nhanh chóng đưa con đi khám lại:

– Bé liên tục kêu đau và mức độ cũng như tần suất đau tăng dần.

– Con bị sốt cao liên tục, sử dụng thuốc hạ sốt không thấy đỡ.

– Trẻ quấy khóc, tỏ ra khó chịu, bỏ bú, bỏ ăn trong thời gian dài.

– Trẻ em bị tiêu chảy hoặc nôn ói.

Nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Những trường hợp nào nên thực hiện cắt bao quy đầu trẻ em?

Khi con có biểu hiện bị viêm tai giữa, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám

Viêm tai giữa ở trẻ em nếu được chữa trị sớm thường khỏi hoàn toàn và không để lại bất cứ biến chứng gì. Tuy nhiên, nếu chữa trị muộn hoặc không triệt để, bệnh viêm tai giữa có thể tái phát nhiều lần và có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi con có những triệu chứng bất thường ở tai, bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng xử trí kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *