Viêm tiểu phế quản cấp là bệnh lý nhiễm trùng phổi do virus gây ra. Căn bệnh này phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gây viêm và tắc nghẽn tiểu phế quản ở phổi. Bệnh viêm tiểu phế quản thường phát triển mạnh vào mùa đông với những dấu hiệu ban đầu tương tự như cảm lạnh thông thường, sau đó diễn tiến thành thở khò khè, ho và đôi khi gây khó thở. Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị phù hợp để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị viêm tiểu phế quản cấp
Trong những ngày đầu, những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh này thường tương tự như cảm lạnh. Cụ thể là nghẹt mũi, sổ mũi, ho, sốt nhẹ. Sau một tuần, trẻ có thể xuất hiện những dấu hiệu như thở khò khè, khó thở. Một số trẻ sơ sinh có thể bị viêm tai giữa khi bị viêm tiểu phế quản.
Nếu khi trẻ ăn uống gặp khó khăn và nhịp thời trở nên nhanh hơn hoặc con phải gắng sức để thở, bố mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay lập tức. Đặc biệt là với những trẻ dưới 12 tuần tuổi hoặc bị viêm tiểu phế quản do bị mắc bệnh phổi, bệnh tim, sinh non.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng phải nhanh chóng đưa con đi khám nếu bé xuất hiện những triệu chứng như: nôn, thở khò khè, nhịp thở nhanh và nông, thở nặng nhọc, chậm chạp hoặc thờ ơ, từ chối uống nước, da chuyển sang màu xanh tím tái, nhất là ở móng tay, môi.
Viêm tiểu phế quản là căn bệnh thường gặp ở trẻ em
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em
Viêm tiểu phế quản xảy ra khi virus hợp bào hô hấp RSV xâm nhập khiến tiểu phế quản của trẻ bị sưng lên và viêm nhiễm, tăng chất nhầy trong những đường dẫn khí, khiến không khí khó có thể tự do lưu thông cũng như ra vào khỏi phổi.
Ngoài ra, bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em cũng có thể được gây ra bởi những loại virus khác, như những loại virus gây ra bệnh cảm lạnh hoặc cúm thông thường. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng phải lưu ý một điều rằng, trẻ sơ sinh cũng có thể bị tái nhiễm RSV vì virus này có ít nhất 2 chủng gây bệnh.
Thông thường, các virus gây ra bệnh viêm tiểu phế quản rất dễ lây lan qua giọt nước trong không khí khi trẻ hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Hoặc khi chạm vào những đồ vật chung như khăn, đồ dùng, đồ chơi và sau đó bé dụi vào mũi, mắt hoặc miệng.
Tìm hiểu thêm: Mách mẹ các dấu hiệu và xử trí khi trẻ sơ sinh bị viêm họng
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị viêm tiểu phế quản
3. Những trẻ nào dễ mắc phải bệnh viêm tiểu phế quản?
Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản cao nhất vì phổi và hệ thống miễn dịch của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và khiến bệnh trở nên nặng hơn là: sinh non, hệ thống miễn dịch suy yếu, bé mắc bệnh phổi hoặc bệnh tim tiềm ẩn, tiếp xúc với khói thuốc lá, không được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, sống trong môi trường đông người, có anh chị em đi học và mang các loại virus về nhà.
4. Những biến chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là gì?
Biến chứng của bệnh viêm tiểu phế quản nặng có thể bao gồm chứng xanh tím do thiếu oxy, ngưng thở thường xảy ra ở những trẻ sơ sinh và trẻ sinh non trong vòng 2 tháng đầu, mất nước, suy hô hấp, nồng độ oxy thấp. Lúc này, trẻ sẽ cần phải nhập viện để điều trị.
Trong trường hợp bé bị suy hô hấp nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ phải đặt nội khí quản để giúp con thở. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp.
5. Cách điều trị hiệu quả khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp
Việc điều trị bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, triệu chứng của bệnh, sức khỏe tổng thể và độ tuổi của bé. Do đó, ngay khi thấy con có dấu hiệu mắc bệnh viêm tiểu phế quản, bố mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phương án xử trí tốt nhất. Mục tiêu của việc điều trị là giúp trẻ giảm bớt triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản.
Do đó, bố mẹ cần phải cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, trị ho theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu không phải nhập viện mà được điều trị tại nhà, bố mẹ nên áp dụng những điều sau để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn như:
– Cho con nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
– Đặt máy tạo ẩm và làm sạch không khí ở trong phòng ngủ của trẻ để làm giảm tình trạng ho, nghẹt mũi của bé.
– Giữ con ở tư thế thẳng đứng để bé thở dễ dàng hơn.
– Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở bé.
– Không để trẻ em tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói thuốc lá.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em
Khi trẻ có biểu hiện bị viêm tiểu phế quản, các bố mẹ nên đưa con đi khám tại bệnh viện uy tín
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ hiểu rõ về căn bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em. Ngay khi thấy bé xuất hiện triệu chứng của bệnh, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.