Đau đầu trước là tình trạng có thể xảy ra với tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Đây cũng được xem là tình trạng cảnh báo của nhiều bệnh lý liên quan đến thần kinh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng khôn lường. Vậy đau phần đầu phía trước do đâu và cách điều trị ra sao?
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách khắc phục bệnh đau đầu trước
1. Tìm hiểu về tình trạng đau phần đầu trước
Đau đầu trước là tình trạng đau do sự kích hoạt của các dây thần kinh nằm trong thành mạch máu não và di chuyển trong màng não phía trước (trán).
Đa số mọi người thường đặt ra câu hỏi “đau nửa đầu trước là bệnh gì?”. Thực tế thì đây được xem như là một triệu chứng với:
– Đặc điểm: đau ở vùng nửa đầu trước gồm những cơn đau kéo dài liên tục, hoặc nhói theo nhịp của mạch máu. Cơn đau với các mức độ từ nhẹ đến nặng tùy trường hợp.
– Vị trí: cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng thái dương sau đó lan ra khắp vùng trán. Một số trường hợp nặng hơn có thể kéo xuống hốc mắt, mũi thậm chí toàn bộ khuôn mặt.
– Cảm giác: người bệnh sẽ thấy như có một sợi dây siết chặt quanh đầu, sợ với ánh sáng mạnh hoặc tiếng ồn. Ngoài ra một số trường hợp cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy mất tập trung,…
– Thời điểm: Một số bệnh nhân bị đau nửa đầu trước vào những thời gian có thể đoán trước như: trước kỳ kinh nguyệt, sáng sớm mới ngủ dậy. Tuy nhiên một số trường hợp cơn đau sẽ xuất hiện bất ngờ.
– Đối tượng: Chứng đau đầu trước này có thể xảy ra với cả trẻ em và người lớn. Tỷ lệ mắc ở phụ nữ được đánh giá cao hơn so với nam giới gấp khoảng ba lần.
2. Nguyên nhân dẫn đến đau phần đầu trước
Tình trạng đau đầu trước có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:
2.1. Đau đầu trước do bệnh lý
Nhiều bệnh lý có thể là nguyên nhân chính dẫn tới các cơn đau nửa đầu trước, như:
– Đau đầu Migraine: do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, khiến thành mạch máu não co giãn thất thường. Các cơn đau đầu sẽ kéo dài từ 4-72 giờ, bệnh nhân sẽ thấy tê buốt da đầu, chóng mặt, ù tai.
– Viêm xoang. Xoang là các hốc rỗng có chứa nhiều không khí nằm ngay sau má và trán. Sau những lần cảm cúm, xoang sẽ bị nhiễm trùng gây lên viêm từ đó dẫn đến các cơn đau nhức ở trán, má, mắt và toàn bộ đầu trước. Các cơn đau đầu do viêm xoang thường sẽ đau âm ỉ hay nhói ở hốc mắt, mũi và trán. Khi bạn hắt hơi, ho hay đi lại sẽ đau tăng thêm.
– Rối loạn tiền đình: tiền đình nằm ở sau tai, thuộc hệ thần kinh giúp giữ cơ thể thăng bằng khi chi phối hoạt động ở tay chân. Rối loạn tiền đình làm người bệnh bị loạng choạng, ù tai, chóng mặt, và đau đầu vùng trước.
– Thiểu năng tuần hoàn não. Hay còn gọi là thiếu máu lên não, xảy ra khi lượng máy lên não bị hạn chế. Khi này bệnh nhân sẽ có biểu hiện ngáp nhiều hay quên, cảm giác nặng đầu,…
– Viêm màng não: là khi màng não và tủy sống bị nhiễm trùng do virus, nấm, ký sinh, mô cầu hoặc phế cầu. Các triệu chứng đau sẽ kèm theo nôn mửa, cứng gáy, sợ ánh sáng.
– Đau đầu cụm: là đau theo từng cơn xảy ra cùng một thời điểm mỗi ngày. Người bệnh thường đau đầu phía trước và buồn nôn kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc mắt sưng đỏ.
– U não: là khi xuất hiện các khối u trong não. U não sẽ làm chèn ép dây thần kinh, tăng áp lực gây nhức đầu trước. U não đặc biệt nguy hiểm nếu là khối u ác tính và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Các cơn đau đầu do u não gây ra còn kèm theo một số biểu hiện như: các cơn co giật và động kinh; giao tiếp, nói chuyện khó khăn; trí nhớ bị suy giảm; rối loạn về cử chỉ hành vi.
2.2. Đau đầu trước do các vấn đề về tâm lý
Căng thẳng, lo âu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu trước ở hiện tại.
– Áp lực công việc kéo dài kích thích não gửi tín hiệu đến thượng thận sản sinh ra cortisol và epinephrine (những hormone gây căng thẳng).
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng mất ngủ về đêm cảnh báo bệnh gì?
– Tâm lý không ổn định làm nhịp tim và nhịp thở tăng giảm thất thường, từ đó dẫn đến lưu lượng máu trong mạch máu não cũng bị tăng giảm đột ngột gây ra đau đầu trước.
Các cơn đau do vấn đề tâm lý thường sẽ kéo dài từ 30 phút đến vài giờ, xuất hiện từ trán, thái dương, sau mắt và quanh đầu.
2.3. Một số nguyên nhân khác
– Đồ ăn đồ uống. Đây cũng được xem là nguyên nhân lớn gây ra đau nửa đầu trong số 50% bệnh nhân. Việc tiêu thụ quá nhiều: nước ngọt (chứa chất tạo ngọt aspartame); caffeine trong cafe; rượu; socola; đồ ăn đã lên men;…
– Nhức mỏi mắt. Khi bạn sử dụng máy tính, điện thoại, đọc sách quá lâu khiến mắt phải hoạt động liên tục không được nghỉ ngơi cũng có thể dẫn tới đau hốc mắt và đau nửa đầu trước.
– Di truyền: chứng bệnh này có yếu tố di truyền. Hầu hết những người bị chứng đau nửa đầu đa phần gia đình đều đã có tiền sử bị mắc chứng rối loạn này.
3. Những cách khắc phục chứng đau nửa đầu trước hiệu quả
Trị chứng đau nửa đầu trước nhằm mục đích giảm thiểu các cơn đau và ngăn ngừa chúng tái phát. Người bệnh cần thăm khám và nghe theo chỉ định điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo kết hợp các cách khắc phục bệnh như:
– Nghỉ ngơi thư giãn hoặc mát xa trị liệu để đẩy lùi các cơn đau.
>>>>>Xem thêm: Tác hại của việc mất ngủ nguy hiểm thế nào
– Sinh hoạt khoa học. Nên xây dựng thói quen ngủ đúng, ngủ đủ và không làm việc quá sức. Thường xuyên vận động, thể dục, yoga, thiền để tinh thần và cơ thể được thư giãn.
– Tắm nước ấm: tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm giúp khí huyết được lưu thông, nước nóng cũng giúp xoa dịu các triệu chứng của cơn đau nửa đầu trước.
– Chườm lạnh: đặt miếng vải mát để chườm lên trán.
– Sử dụng thuốc. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như: Panadol, Aspirin, Acetaminophen. Các loại thuốc này thường được bán khá phổ biến ở các quầy thuốc. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì có thể khiến tình trạng bệnh trở lên xấu hơn.
Ngoài các cách trên bạn cũng nên thiết lập một số thói quen lành mạnh cho bản thân. Đừng xem thường các cơn đau nửa đầu trước bởi nó có thể đang cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Không nên tự ý lạm dụng các loại thuốc không kê đơn khi chưa có chỉ định của bác sĩ.