Trẻ 2 tháng bị táo bón là điều khiến các bậc phụ huynh có con nhỏ không tránh khỏi lo lắng. Bởi vì táo bón sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy bố mẹ đã biết nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả khi trẻ bị táo bón khi mới chỉ 2 tháng tuổi chưa?
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả khi trẻ 2 tháng bị táo bón
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ 2 tháng bị táo bón
1.1. Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón do bú sữa mẹ
Hầu hết những trẻ 2 tháng tuổi được bú sữa mẹ đầy đủ sẽ ít gặp phải tình trạng táo bón hơn những trẻ uống sữa công thức. Tuy nhiên, tình trạng táo bón vẫn có thể xảy ra ở những trẻ 2 tháng tuổi bú sữa mẹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do con bú ít, không đủ lượng sữa cơ thể cần nên dẫn đến thiếu nước.
1.2. Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón do dùng sữa công thức
Dạ dày của trẻ 2 tháng tuổi vẫn chưa phát triển hoàn thiện, trong khi đó sữa công thức là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau. Do đó, trẻ 2 tháng tuổi sẽ khó tiêu hóa được. Ngoài ra, nếu bố mẹ pha sữa cho con không đúng công thức cũng dễ dẫn tới tình trạng trẻ bị táo bón.
1.3. Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón do gặp vấn đề về bệnh lý
Nếu trẻ 2 tháng tuổi tổn thương đường tiêu hóa như mắc bệnh suy giáp trạng hoặc đại tràng bị phình to hay bị dị tật bẩm sinh có nguy cơ bị táo bón rất cao. Đồng thời, trẻ bị táo bón cũng có thể là do con đang dùng thuốc gây tác dụng phụ.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón
2. Cách xử trí hiệu quả khi trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón
2.1. Những điều bố mẹ không được làm khi trẻ bị táo bón
Trên thực tế, có một số bậc phụ huynh khi thấy trẻ bị táo bón thường cố gắng sử dụng tăm bông để chọc ngoáy hậu môn con. Thậm chí có một số bố mẹ còn dùng cả thuốc nhuận tràng mà không hề biết rằng nó chống chỉ định cho trẻ 2 tháng tuổi.
Đây là những cách điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh không an toàn và bố mẹ không được áp dụng cho con. Bởi vì nếu sử dụng tăm bông chọc ngoáy hậu môn con không đúng cách sẽ làm tổn thương vùng hậu môn của trẻ và có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, nếu bố mẹ làm điều này thường xuyên sẽ khiến trẻ mất dần phản xạ tự đi tiêu. Mỗi lần một muốn đi đại tiện lại phải sử dụng biện pháp hỗ trợ chứ không thể tự đi được.
2.2. Những điều bố mẹ cần phải làm khi trẻ bị táo bón
2.2.1. Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ nếu nguyên nhân do con bú sữa mẹ
Nếu trẻ bị táo bón là do bú sữa mẹ thì người mẹ phải kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình và hạn chế tối đa thức ăn nóng và cay. Chẳng hạn như cà phê, trà, nghệ. Thay vào đó, mẹ nên ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh và hoa quả tươi, uống thêm nước, chỉ nên vận động nhẹ nhàng.
Các mẹ cũng nên tăng cữ sữa cho con để tăng dinh dưỡng và lượng nước cho trẻ. Đồng thời, đây cũng là cách hiệu quả để tăng lượng phân của con và kích thích nhu động ruột làm phân di chuyển xuống nhanh hơn, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.
Tìm hiểu thêm: Viêm phổi ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình
2.2.2. Điều chỉnh sữa công thức cho trẻ bị táo bón
Trong trường hợp cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức, bố mẹ phải chọn lựa sữa thật cẩn thận cho con. Hơn nữa, bố mẹ cũng phải chú ý pha sữa theo đúng công thức ghi trên nhãn hộp.
Bởi vì nếu pha loãng quá sẽ thiếu năng lượng cho con và nếu pha đặc quá sẽ khiến trẻ bị táo bón. Tốt nhất, bố mẹ nên lựa chọn những loại sữa công thức bổ sung chất xơ hòa tan để giúp làm mềm phân và góp phần tạo đủ lượng phân cần thiết, cũng như kích thích nhu động ruột để con đi ngoài đều hơn.
2.2.3. Xoa bụng cho trẻ bị táo bón
Khi trẻ bị táo bón, bố mẹ nên xoa bụng cho con khi bé đói khoảng 1 – 2 lần/ ngày theo hướng kim đồng hồ. Mỗi lần nên xoa bụng cho con khoảng 5 – 10 phút. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen đi tiêu vào những khung giờ nhất định để tạo cho bé phản xạ đi ngoài mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bị thủy đậu có kiêng gió quạt không?
Xoa bụng cho trẻ bị táo bón sẽ giúp con cảm thấy thoải mái hơn
2.2.4. Đưa trẻ bị táo bón đi khám bác sĩ
Nếu trẻ bị táo bón là do dấu hiệu của một bệnh lý khác hoặc tác dụng phụ của loại thuốc nào đó con đang sử dụng thì bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ. Trong trường hợp con không tăng cân hoặc đi kèm với những dấu hiệu bất thường như bỏ bú, sốt, quấy khóc,… bố mẹ cũng nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Có thể thấy rằng, trẻ 2 tháng bị táo bón là tình trạng thường gặp. Do đó, bố mẹ cần phải chú ý quan sát và theo dõi kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của con để có phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.