Hiện nay thiếu máu não ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động, chức năng của não bộ cũng như sức khỏe của người bệnh. Dấu hiệu thiếu máu não giai đoạn đầu thường tiến triển khá mờ nhạt nên nhiều người bệnh còn thờ ơ, chủ quan. Nếu để kéo dài không điều trị rất dễ biến chứng nặng, nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của người bệnh.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách phòng ngừa thiếu máu não
1. Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu tới não bị giảm. Từ đó lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bộ bị giảm, cùng với đó các tế bào thần kinh thiếu năng lượng. Do vậy, cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Những nguyên nhân gây thiếu máu não phổ biến là:
– Xơ vữa động mạch: chiếm đến 80% trường hợp thiếu máu não.
– Thoái hóa đốt sống cổ
– Chấn thương đốt sống cổ.
– Bệnh tim mạch.
– Tăng huyết áp.
– Bên cạnh đó, có thể do các yếu tố sinh hoạt như căng thẳng kéo dài, chế độ ăn thiếu chất xơ, hút thuốc lá, lười tập thể dục,…
Dù do nguyên nhân nào thì bệnh thiếu máu não cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt khi tình trạng thiếu máu não ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa do áp lực tinh thần, thói quen sống lười vận động và mắc một số bệnh lý khác.
Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu tới não bị giảm. Từ đó lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bộ bị giảm, cùng với đó các tế bào thần kinh thiếu năng lượng.
2. Triệu chứng điển hình bệnh thiếu máu não?
2.1. Đau đầu
Hiện tượng đau đầu của bệnh thiếu máu não thường bắt đầu với cảm giác đau nhói ở một vùng đầu cố định, sau đó sẽ lan ra khắp đầu. Cảm giác nặng đầu cũng có thể bắt gặp khi người bệnh suy nghĩ nhiều, khi di chuyển hoặc lúc mới ngủ dậy.
2.2. Hoa mắt chóng mặt
Triệu chứng hoa mắt chóng mặt nếu xuất hiện khi bạn đang bị sốt hoặc mệt mỏi thì sẽ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cảm giác này xuất hiện một cách bất ngờ khi cơ thể bình thường thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu lên não gây ra.
Bên cạnh đó, chứng bệnh này cũng có thể khiến người bệnh có cảm giác ù tai kể cả trong không gian yên tĩnh.
2.3. Chân tay tê mỏi
Người bệnh mắc chứng thiếu máu não đôi khi sẽ thấy có cảm giác tê bì ở các đầu ngón tay, chân. Ngoài ra, các cử động vận động thường ngày cũng bị ảnh hưởng bởi cảm giác đau mỏi vai gáy.
Đặc biệt, tình trạng thiếu máu cục bộ nghiêm trọng sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm như gặp khó khăn khi nói, cứng môi, cứng hàm, thậm chí gây tê liệt mặt.
2.4. Suy giảm thị lực
Thiếu máu lên não khiến não thiếu oxy và gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người bệnh, cụ thể như mờ một bên mắt hoặc cả hai bên, hoa mắt,…
2.5. Mất ngủ
Tình trạng máu lên não bị chậm hoặc tắc nghẽn có thể được cảnh báo qua những vấn đề về giấc ngủ như ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc giữa đêm,…
Không chỉ vậy, sự thiếu máu đến não có thể dẫn đến rối loạn tâm lý, mất khả năng tập trung hoặc suy giảm trí nhớ, điều này có thể dẫn đến trầm cảm nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
2.5. Đau dọc sống lưng
Đối với những người bệnh mắc chứng thiếu máu não, đôi khi sẽ thấy xuất hiện cảm giác lạnh sống lưng, đau sống lưng hoặc đau dọc đoạn cổ vai gáy.
Hiện tượng đau đầu của bệnh thiếu máu não thường bắt đầu với cảm giác đau nhói ở một vùng đầu cố định, sau đó sẽ lan ra khắp đầu
3. Nguyên nhân do đâu gây tình trạng thiếu máu não?
Dưới đây là 3 nhóm nguyên nhân chính gây thiếu máu não bao gồm:
3.1. Do huyết khối
Đây là tình trạng cục máu đông hình thành tại các nhóm động mạch lớn như động mạch não giữa, động mạch cảnh trong, động mạch đốt sống… Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do hiện tượng xơ vữa động mạch.
3.2. Do thuyên tắc
Các cục máu động hình thành từ vị trí khác và di chuyển đến não sẽ gây tắc mạch. Thuyên tắc xuất phát từ các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, bệnh van tim…
3.3. Do huyết động
Một số bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu cũng dễ gây ra thiếu máu não như: rối loạn đông máu, tụt huyết áp…
3.4. Do một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân từ bệnh lý, thiếu máu lên não cũng có thể do thói quen sống không lành mạnh của người bệnh:
– Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu bia,…
– Không vận động hoặc Ít vận động thể chất.
– Ăn uống thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo thường xuyên, ít bổ sung chất xơ.
– Khi ngủ gối đầu quá cao khiến máu khó vận chuyển lên não.
– Do tính chất công việc phải ngồi nhiều, làm việc trên máy tính trong thời gian dài.
5. Các cách phòng ngừa bệnh thiếu máu não
Bệnh thiếu máu lên não hoàn toàn có thể được phòng ngừa, vì vậy mọi người cần chủ động tuân thủ theo những yêu cầu sau:
– Tránh xa những tác nhân tiêu cực gây nên tình trạng căng thẳng, bao gồm thông tin tiêu cực, môi trường ô nhiễm…
– Khi ngủ không nằm gối đầu quá cao, đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
– Hạn chế sử dụng các đồ uống gây mất ngủ như: trà, cà phê…
– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể như: bổ sung thực phẩm giàu omega 3, polyphenols, nitrat… Hạn chế dung nạp vào cơ thể các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, chứa chất bảo quản…
– Thường xuyên vận động, luyện tập, thể dục vào buổi sáng hoặc tối hằng ngày. Đặc biệt, đối với người từng mắc bệnh thiếu máu não cần duy trì vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và tập với cường độ vừa phải để phòng ngừa bệnh tái phát.
– Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ xuất hiện bệnh thiếu máu não tiềm ẩn.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý để phục hồi sau đột quỵ cho người bệnh
Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ xuất hiện bệnh thiếu máu não tiềm ẩn.
Trường hợp mắc bệnh thiếu máu lên não ngày càng có xu hướng trẻ hóa, vì vậy bất kỳ ai cũng có thể mắc căn bệnh này. Do vậy mọi người cần chủ động nắm rõ các triệu chứng để nhanh chóng đến thăm khám tại cơ sở y tế khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu thiếu máu não bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Tình trạng đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người trẻ