U nang tuyến giáp là nang chứa đầy dịch trong tuyến giáp. Phần lớn các u nang tuyến giáp là lành tính. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bệnh u nang tuyến giáp là gì? Cách xử trí tình trạng này ra sao? Mời độc giả tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh u nang tuyến giáp
Nguyên nhân gây u nang tuyến giáp
U nang tuyến giáp được chia thành 2 loại là u đơn nhân và đa nhân. Sự phát triển của các u nang tuyến giáp thường là do di chứng của viêm giáp hoặc phẫu thuật. Thành phần của u nang thường chứa dịch hoặc đặc với 75-85% là đặc.
U nang tuyến giáp được chia thành 2 loại là u đơn nhân và đa nhân.
Hầu hết các khối u nang tuyến giáp là lành tính nhưng cũng có trường hợp là u ác tính (ung thư). Tuy nhiên trường hợp này là rất nhỏ nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan.
U nang tuyến giáp do các nguyên nhân khác nhau gây ra như:
- Chế độ ăn thiếu i-ốt
- Người bệnh từng tiếp xúc với hóa trị, xạ trị
- Di chứng của viêm tuyến giáp hoặc phẫu thuật vùng cổ
- Do hormon cơ thể biến đổi, miễn dịch yếu
- Do di truyền
Dấu hiệu bệnh u nang tuyến giáp
Thông thường, u nang tuyến giáp không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, người bệnh chỉ thấy vùng tuyến giáp sưng dần, ấn vào mềm và không đau.
Tuy nhiên khi nang tuyến giáp phát triển quá lớn, người bệnh có thể cảm thấy vướng, khó nuốt, cảm giác bị đè vào thực quản hoặc khí quản gây khó thở.
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về vi khuẩn gây sâu răng bạn nhất định phải biết
U nang tuyến giáp thường gây ra triệu chứng vùng tuyến giáp sưng to, có thể đau hoặc không đau, ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Một vài trường hợp nang tuyến giáp sinh ra nhiều thyroxine – một hormone tiết ra bởi tuyến giáp. Mức thyroxine cao gây ra các triệu chứng khác như tăng tiết mồ hôi, buồn nôn, run tay, rối loạn nhịp tim…
U nang tuyến giáp mặc dù không nguy hiểm nhưng có thể gây biến chứng viêm giáp hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế khi thấy xuất hiện triệu chứng bất thường ở tuyến giáp, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
Cách xử trí bệnh u nang tuyến giáp
U nang tuyến giáp có thể điều trị được nhưng cần phải xác định tính chất cụ thể của khối u. Tùy vào từng trường hợp bệnh, kích thước cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
- Trong trường hợp u nang tuyến giáp là lành tính người bệnh có thể hoặc không cần điều trị. Trong trường hợp không cần điều trị thì người bệnh cần tiến hành theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, kiểm tra lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ . Nếu u nang có chiều hướng phát triển to dần lên về kích thước, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì người bệnh cần tiến hành điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp u nang nước thì có thể chọc thoát dịch để điều trị bệnh.
>>>>>Xem thêm: Ung thư giai đoạn cuối có chữa được không?
Tùy vào kích thước, tính chất cụ thể của u nang tuyến giáp, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp
- Với trường hợp u ác tính hoặc nghi ngờ ác tính thì người bệnh cần tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phải xạ trị i-ốt phóng xạ trong trường hợp u có kích thước lớn và có khả năng di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể.
U nang tuyến giáp có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào nên việc phòng tránh u nang tuyến giáp là rất cần thiết. Theo các chuyên gia y tế, để phòng ngừa u nang tuyến giáp cần chú ý:
- Thay đổi chế độ ăn uống: để phòng tránh u nang tuyến giáp và các bệnh lý tuyến giáp khác, bạn cần phải bổ sung i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày, ăn thành nhiều bữa và điều độ, bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và canxi để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh
- Thay đổi chế độ sinh hoạt: thường xuyên vận động thể dục thể thao hàng ngày cũng là cách giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng phòng tránh u nang tuyến giáp. Bên cạnh đó, người bệnh cần ngủ đủ giấc, đúng giờ để đảm bảo sức khỏe.
- Chủ động kiểm tra sức khỏe đình kỳ: xét nghiệm chức năng tuyến giáp và siêu âm là biện pháp hữu hiệu giúp bạn phát hiện sớm bất thường ở tuyến giáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.