Nguyên nhân và triệu chứng gãy xẹp – lún đốt sống

Gãy xẹp đốt sống xảy ra khi khối xương hoặc thân đốt sống bị xẹp, có thể gây đau dữ dội, biến dạng và mất chiều cao đốt sống. Gãy xẹp – lún đốt sống đĩa đệm thường xảy ra ở đốt sống ngực (phần giữa của cột sống) đặc biệt ở phần ngực thấp, và đốt sống thắt lưng.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và triệu chứng gãy xẹp – lún đốt sống

Nguyên nhân gãy xẹp – lún đốt sống

Gãy xẹp đốt sống xảy ra khi khối xương hoặc thân đốt sống bị xẹp, có thể gây ra những cơn đau dữ dội, biến dạng và mất chiều cao đốt sống. Gãy xẹp – lún đĩa đệm thường xảy ra ở đốt sống ngực (phần giữa của cột sống) đặc biệt ở phần ngực thấp và đốt sống thắt lưng. Loãng xương là nguyên nhân phổ biến nhất, tuy nhiên loại gãy này cũng có thể do chấn thương hoặc ung thư di căn.

Nguyên nhân và triệu chứng gãy xẹp – lún đốt sống

Gãy xẹp đốt sống xảy ra khi khối xương hoặc thân đốt sống bị xẹp

Ở những người bị loãng xương nặng, các hoạt động đơn giản thường ngày như bước ra khỏi bồn tắm, nâng vật nhẹ,… cũng có thể gây gãy xẹp đốt sống. Với những người loãng xương mức độ trung bình, gãy xẹp đốt sống thường do tác động lực hoặc chấn thương. Đối với những người có cột sống khỏe mạnh bị gãy xẹp đốt sống thường do chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn tai nạn xe hơi, chấn thương thể thao hoặc té cao.

Nguyên nhân gãy xẹp đốt sống do ung thư di căn cần được nghĩ đến ở những bệnh nhân dưới 55 tuổi, không có tiền sử chấn thương hoặc chỉ chấn thương nhẹ. Các xương ở cột sống là vị trí thường gặp nhất cho nhiều loại ung thư di căn tới. Ung thư có thể gây phá hủy một phần cột sống, làm yếu xương cho đến khi nó bị xẹp lún.

Triệu chứng gãy xẹp – lún đốt sống

Gãy xẹp đốt sống có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây:

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về cơ chế loãng xương

Nguyên nhân và triệu chứng gãy xẹp – lún đốt sống

Gãy xẹp – lún đĩa đệm có thể gây ra những cơn đau dữ dội, biến dạng và mất chiều cao đốt sống

  • Đột ngột đau lưng
  • Cơn đau tăng lên khi đứng hoặc đi lại
  • Giảm đau khi nằm ngửa
  • Hạn chế những cử động cột sống
  • Có thể giảm chiều cao
  • Có thể gây biến dạng và tàn tật

Biến chứng của gãy xẹp – lún đốt sống

Mất vững từng đoạn cột sống

Khi gãy xẹp hơn 50% thân đốt sống, nguy cơ mất vững từng đoạn cột sống sẽ xảy ra. Các đoạn cột sống gắn kết với nhau giúp cơ thể chịu được sức nặng, di chuyển và nâng đỡ cột sống. Khi một đoạn cột sống bị hỏng hoặc xẹp đến mức mất vững, nó có thể gây đau cũng như làm giảm các hoạt động hàng ngày. Sau một thời gian, mất vững sẽ gây thoái hóa nhanh hơn cột sống ở vùng tổn thương.

Nguyên nhân và triệu chứng gãy xẹp – lún đốt sống

>>>>>Xem thêm: Phòng ngừa biến chứng do đau thần kinh tọa

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để đến thăm khám và điều trị khi gãy xẹp lún đĩa đệm

Gù cột sống

Đây là một rối loạn thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, bị loãng xương và thường xuyên gãy xẹp đốt sống. Phần trước của đốt sống sẽ bị xẹp, tạo thành hình chêm do thiếu khoảng đốt sống bình thường. Gù khiến cho cột sống ngực cong hơn bình thường. Không những thế gù nặng có thể gây suy yếu và đau dữ dội. Biến dạng gù lưng về lâu dài có thể dẫn đến chèn ép tim, phổi, ruột. Nó cũng có thể gây mệt mỏi, khó thở và chán ăn.

Các biến chứng thần kinh

Nếu chỗ gãy làm một phần thân đốt sống chèn ép lên tủy sống, các dây thần kinh và tủy sống có thể bị tổn thương. Khoảng trống bình thường giữa tủy sống và ống sống sẽ bị thu hẹp nếu các mảnh vỡ của thân sống bị đẩy vào trong ống sống.

Hẹp ống sống do gãy xẹp đốt sống có thể dẫn đến chấn thương thần kinh tủy sống ngay lập tức, hoặc gây ra các vấn đề về sau do kích thích thần kinh. Thu hẹp khoảng trống này có thể dẫn đến thiếu máu và oxy đến tủy sống. từ đó có thể gây tê và đau tương ứng với các dây thần kinh bị tổn thương. Các dây thần kinh có thể mất tính di động khi khoảng trống quanh nó bị giảm đi, từ đó gây ra kích thích và viêm dây thần kinh. ( Ở đây hiểu dây thần kinh bao gồm cả rễ thần kinh)

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *