Nguyên nhân viêm mũi họng cấp ở trẻ em và cách chăm sóc

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em thường do virus gây ra, đây là một trong những bệnh lý về tai mũi họng thường gặp nhất ở trẻ. Bệnh có thể xuất hiện với nhiều biểu hiện khác nhau và để lại các biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin giúp ba mẹ nhận biết sớm các triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp điều trị bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ, mời bạn tiếp tục tham khảo!

Bạn đang đọc: Nguyên nhân viêm mũi họng cấp ở trẻ em và cách chăm sóc

Nguyên nhân viêm mũi họng cấp ở trẻ em và cách chăm sóc
Thời điểm giao mùa là thời điểm bệnh tai mũi họng dễ bùng phát và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, ba mẹ cần phát hiện sớm và có những biện pháp xử trí kịp thời (ảnh mình họa).

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em và nguyên nhân phổ biến gây bệnh

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em được hiểu một cách đơn giản là vùng niêm mạc ở các vị trí mũi, họng của trẻ bị viêm, do các tác nhân như virus, vi khuẩn, khói bụi và ô nhiễm môi trường. Viêm mũi họng cấp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới gồm viêm phổi, viêm phế quản, viêm cầu thận,…

Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm tai mũi họng cấp ở trẻ em là do sự thay đổi của thời tiết khiến nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ, làm suy yếu hệ hô hấp và gây bệnh. Các loại vi khuẩn có trong mũi họng như phế cầu, liên cầu hay liên cầu beta bị bội nhiễm khi gặp điều kiện môi trường phù hợp sẽ dẫn đến viêm mũi họng cấp.

Cách nhận biết bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em

Tìm hiểu thêm: 8 bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi phụ huynh cần biết

Nguyên nhân viêm mũi họng cấp ở trẻ em và cách chăm sóc
Trẻ bị viêm mũi họng cấp thường có các biểu hiện như: sốt cao, chảy nước mũi, ho, đau họng, mệt mỏi, có thể nôn ói hoặc tiêu chảy.

Các triệu chứng của bệnh viêm mũi họng cấp, thoạt nhìn có thể giống với những biểu hiện viêm đường hô hấp thông thường. Những bệnh thường kéo dài từ 3-5 ngày và có dấu hiệu thuyên giảm. Tuy nhiên nếu không điều trị triệt để bệnh sẽ rất dễ tái phát và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị viêm mũi họng cấp thường có các biểu hiện như:

  • Sốt 38-39 độ C, một số trường hợp ở trẻ em có thể sốt cao lên đến 40 độ C.
  • Trẻ chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho. Ban đầu trẻ thường ho khan, sau đó ho có đờm, giọng nói của trẻ trở nên khàn hơn.
  • Trẻ khó thở, thường thở bằng miệng do bị ngạt mũi. Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực (hay gặp ở trẻ nhỏ, lúc đó có thể tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới và ba mẹ nên cho trẻ đến viện ngay để bác sĩ có biện pháp xử trí kịp thời).
  • Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và có thể bị nôn, ói, đi ngoài phân lỏng. Đó là những biểu hiện bên ngoài của trẻ khi bị viêm mũi họng cấp mà ba mẹ có thể nhận biết sớm.

Ngoài ra khi trẻ bị viêm mũi họng cấp còn biểu hiện ở vùng mũi, họng như: họng sưng, tấy đỏ, có thể xuất hiện những chấm mủ trắng hay bựa trắng trên bề mặt của amidan, vùng niêm mạc mũi của trẻ qua hình ảnh nội soi sẽ thấy rõ bị sưng phồng và có thể sung huyết,…

Các hình ảnh nội soi mũi họng sẽ giúp bác sĩ nhận biết và đánh giá rõ nhất tình trạng viêm mũi họng ở trẻ, từ đó sớm có các biện pháp xử trí hiệu quả.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp

Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ

– Nếu trẻ mới bị ngạt mũi, dịch mũi còn lỏng, ba mẹ có thể lau rửa mũi cho trẻ bằng khăn mềm ngày 2-3 lần. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có rỉ mũi, ba mẹ nên nhỏ 2-3 giọt muối sinh lý vào mỗi bên mũi cho trẻ. Sau đó đợi một lúc cho nước muối ngấm vào làm mềm rỉ mũi, ba mẹ nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.

– Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc, ba mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực lớn, gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối ba mẹ không dùng miệng của mình trực tiếp hút mũi cho trẻ vì như thế sẽ khiến vi khuẩn lây nhiễm từ cơ quan hô hấp của mẹ sang cho bé, rất nguy hiểm. Việc hút mũi và sử dụng dụng cụ hút mũi đảm bảo đúng cách và an toàn cho bé, ba mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

– Sau khi mũi đã được hút sạch, ba mẹ nên dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi cho trẻ và vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi cho trẻ, nếu không thay khăn mới mà dùng lại khăn cũ vi khuẩn, virus sẽ bám lại trên khăn.

Uống nhiều nước, ăn đủ chất dinh dưỡng

– Trẻ bị viêm mũi họng cấp nên ăn những thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng. Thức ăn nên để nguội vì ăn nóng có thể gây bỏng, rát vùng niêm mạc họng của trẻ, khiến bé cảm thấy đau và khó nuốt.

– Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhỏ thành nhiều bữa, số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường. Không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.

– Trẻ cần được uống nhiều nước và có thể sử dụng thêm siro ho cho bé, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được loại siro ho phù hợp nhất.

Cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị tốt nhất

Nguyên nhân viêm mũi họng cấp ở trẻ em và cách chăm sóc

>>>>>Xem thêm: Cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà ba mẹ cần biết

Phòng khám tai mũi họng Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi trong lĩnh vực tai mũi họng, thăm khám nhẹ nhàng và điều trị hiệu quả bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ.

Khi trẻ có các biểu hiện của viêm mũi họng cấp như ho nhiều, sốt, khó thở, đau rát họng mà vệ sinh vùng mũi họng và bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ nhưng không thấy bệnh của trẻ thuyên giảm thì ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để tránh bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *