Nguyên tắc điều trị bệnh phù hoàng điểm

Phù hoàng điểm là một trong những bệnh về mắt nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy có cách nào điều trị bệnh phù hoàng điểm hiệu quả hay không? Tìm hiểu ngay sau đây!

Bạn đang đọc: Nguyên tắc điều trị bệnh phù hoàng điểm

1. Về bệnh phù hoàng điểm

Hoàng điểm (điểm vàng) là một phần quan trọng của võng mạc, nơi ánh sáng tập trung và giúp người bệnh có thể nhìn rõ mọi vật. Phù hoàng điểm là từ dùng để chỉ tình trạng tích tụ dịch ở trong hoàng điểm. Dịch bị tích tụ bất thường sẽ làm hoàng điểm sưng và dày lên, gây biến dạng tầm nhìn.

1.1. Nguyên nhân gây bệnh

Theo các chuyên gia, phù hoàng điểm xảy ra khi sự tích tụ và rò rỉ dịch bất thường trong hoàng điểm. Các dịch này có thể là từ những mạch máu bị tổn thương ở võng mạc và tiết ra. Nguyên nhân phổ biến được xác định gây ra tình trạng phù hoàng điểm là do:

– Bệnh võng mạc tiểu đường

– Phẫu thuật mắt

– Thoái hóa điểm vàng tuổi tác

– Tắc nghẽn mạch máu võng mạc

– Viêm võng mạc…

Không phải những người mắc các bệnh lý kể trên đều bị phù hoàng điểm, nhưng chúng là những bệnh lý làm tăng nguy cơ cao dẫn tới rò rỉ dịch và gây tổn thương hoàng điểm. Vì vậy, người mắc các bệnh trên nên đi khám sớm, điều trị sớm để giảm thiểu nguy cơ gây phù hoàng điểm có hại cho sức khoẻ thị lực.

1.2. Dấu hiệu bệnh lý

Bệnh phù hoàng điểm không gây đau và không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Phần lớn người bệnh chỉ được phát hiện khi đi khám sức khoẻ thị lực hoặc có các dấu hiệu như:

– Tầm nhìn mờ

– Tầm nhìn gợn sóng

– Màu sắc thay đổi

– Khó đọc, khó đi lại…

– Mắt nhạy cảm

– Thị lực giảm dần…

Để giảm nguy cơ khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng hoặc biến chứng, nếu gặp bất cứ triệu chứng nào bất thường như đã kể trên, người bệnh nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Nguyên tắc điều trị bệnh phù hoàng điểm

Tầm nhìn trung tâm bị mờ có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phù hoàng điểm

2. Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh lý phù hoàng điểm, bác sĩ sẽ khám mắt để xác định các bất thường ở võng mạc. Một số kỹ thuật sau đây sẽ được thực hiện để đánh giá bệnh lý:

– Kiểm tra thị lực: Đánh giá tình trạng thị lực để chẩn đoán mức độ tổn thương mà bệnh phù hoàng điểm gây ra.

– Kiểm tra mắt giãn đồng tử: Quan sát rõ võng mạc, giúp bác sĩ xác định mạch máu rò rỉ, u nang có trong mắt.

– Chụp mạch huỳnh quang: Sử dụng thuốc cản quang để xác định vị trí mạch máu bị tắc.

– Chụp OCT: Đánh giá chi tiết các tế bào võng mạc, phát hiện sự dày lên bất thường để đánh giá độ tổn thương do phfu hoàng điểm gây ra.

– Lưới Amsler: Đánh giá tầm nhìn trung tâm thay đổi nhiều hay ít để xác định bệnh lý.

Người bệnh nên đi khám sớm bởi việc phát hiện sớm bệnh có vai trò quan trọng, góp phần giúp bác sĩ điều trị hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.

Tìm hiểu thêm: Điểm mặt 3 tổn thương giác mạc mắt thường gặp

Nguyên tắc điều trị bệnh phù hoàng điểm

Bác sĩ tiến hành khám mắt kỹ lưỡng để chẩn đoán đúng bệnh

3. Nguyên tắc điều trị bệnh phù hoàng điểm

Nguyên tắc chung được áp dụng để điều trị phù hoàng điểm thường được thực hiện hiện nay chính là nhắm vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

3.1. Tiêm Anti-VEGF

Yếu tố VEGF thúc đẩy tăng trưởng mạch máu ở mắt nhưng nếu võng mạc bị thiếu máu, nó sẽ hoạt động quá mức, làm các mạch máu trở nên mỏng manh hơn, dễ vỡ và gây phù hoàng điểm. Phương pháp chính để điều trị phù hoàng điểm là tiêm nội nhãn. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc được gọi là ức chế tăng sinh tân mạch (Anti-VEGF) với tác dụng ngăn chặn và làm suy giảm hoạt động của yếu tố gây tăng trưởng nội mô của mạch máu (VEGF).

3.2. Điều trị viêm

Các phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc corticosteroid (steroid) để giảm viêm là phương án điều trị cơ bản được áp dụng cho những người bị phù hoàng điểm do bệnh lý viêm mắt gây ra. Thuốc chống viêm thường được dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

3.3. Phẫu thuật cắt dịch kính

Phẫu thuật được áp dụng khi phù hoàng điểm kéo theo tích tụ máu thuỷ tinh thể. Phẫu thuật sẽ góp phần cải thiện hoặc điều trị cho tình trạng phù hoàng điểm. Phương pháp này được áp dụng khi việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong đợi. Phần lớn các trường hợp cắt dịch kính đều được thực hiện trong thời gian ngắn, người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày, sau khi phẫu thuật.

Nguyên tắc điều trị bệnh phù hoàng điểm

>>>>>Xem thêm: Viêm dây thần kinh thị giác: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Tiêm Anti-VEGF là một trong những phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh phù hoàng điểm

4. Phòng ngừa phù hoàng điểm

Để chăm sóc sức khoẻ thị lực một cách khoa học, đồng thời phòng ngừa phù hoàng điểm, mọi người cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

– Cần tránh ngồi quá gần máy tính, nên để mắt có thời gian nghỉ ngơi trong quá trình làm việc, học tập để giảm áp lực, sự mỏi mệt lên đôi mắt.

– Đeo kính râm, hoặc các loại kính bảo vệ mắt khi có nhu cầu ra ngoài đường.

– Sử dụng nước mắt nhân tạo theo khuyến cáo của bác sĩ để làm dịu hoặc vệ sinh mắt.

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho một đôi mắt khoẻ mạnh như vitamin A, C, E… từ các thực phẩm lành mạnh, trái cây, rau củ…

– Massage nhẹ vùng mắt và thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường trao đổi chất tốt hơn cho cơ thể và cải thiện sức khỏe thị lực.

– Từ bỏ thói quen có hại bao gồm hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống chứa nhiều đường… để duy trì sức khoẻ cho mắt.

– Sử dụng kính áp tròng, các loại kính khúc xạ… một cách khoa học, nên thay kính áp tròng thường xuyên theo chỉ dẫn để giảm khô, mỏi và gây viêm nhiễm vùng mắt.

– Khám thị lực định kỳ mỗi 6 tháng/lần hoặc khi phát hiện dấu hiệu bất thường để kiểm soát sức khoẻ, phát hiện và điều trị bệnh lý sớm.

– Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ nhãn khoa trong điều trị các vấn đề về mắt để tăng hiệu quả điều trị, giảm thiểu nguy cơ gây mắc bệnh hoặc tái phát bệnh.

Trên đây là những nguyên tắc điều trị bệnh phù hoàng điểm thường được áp dụng tại các cơ sở y tế. Người bệnh cần đi khám sớm để được đánh giá chính xác bệnh lý cũng như điều trị với phác đồ phù hợp mà bác sĩ đưa ra để bảo vệ mắt một cách tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *