Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhai, nghiền thức ăn của hàm răng. Nếu bị viêm tủy, người bệnh cần tới nha khoa để điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên tắc điều trị tủy răng số 7 ngay trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Nguyên tắc điều trị tủy răng số 7
1. Tủy răng số 7 bị viêm do đâu?
Răng số 7 là răng hàm vĩnh viễn có chức năng chính là nhai và nghiền nát thức ăn. Răng số 7 có cấu tạo bề mặt nhai và thân răng lớn khiến việc nghiền thức ăn dễ dàng hơn. Dù răng rất chắc khỏe nhưng cũng có thể bị tổn thương và mắc các bệnh lý về nha khoa như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng…
Viêm tủy răng là một bệnh lý nguy hiểm trong lĩnh vực nha khoa, hình thành do rất nhiều nguyên nhân như:
– Sâu răng: Vị trí của răng số 7 nằm sâu bên trong hàm khiến thức ăn thừa khó được làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển và phá hủy các tổ chức răng.
– Răng bị vỡ, sứt mẻ: Khi răng gặp tổn thương khiến buồng tủy bị lộ làm vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây viêm nhiễm.
– Mọc răng khôn: Răng số 8 mọc ngầm, mọc lệch đâm ngang vào thân răng, phá hủy cấu trúc răng và khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào tủy.
– Một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm chân răng cũng sẽ tác động tới tủy răng và gây bệnh.
– Cơ thể bị nhiễm độc: Cơ thể tiếp xúc với các chất độc như thủy ngân, chì… cũng sẽ làm hỏng các mô răng và có thể gây ra bệnh viêm tủy răng số 7.
Các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu… khiến răng số 7 dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm tủy răng
2. Dấu hiệu nhận biết viêm tủy răng số 7
Có rất nhiều dấu hiệu mọi người có thể nhận biết qua cảm nhận và bằng mắt thường khi mắc viêm tủy răng như sau:
– Cảm thấy ê buốt răng khi ăn các loại thức ăn nóng, lạnh, chua hoặc cay hơn bình thường.
– Đau nhức chân răng, đau nửa đầu hoặc đau má phía bên răng bị viêm. Cơn đau có thể kéo dài theo mức độ nhẹ, nặng tùy thuộc vào tình trạng viêm tủy răng. Các cơn đau răng có thể nghiêm trọng hơn khi há miệng, ăn nhai thức ăn.
– Vùng nướu răng có thể sưng tấy, đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng hoặc khi ấn vào do vi khuẩn phát triển quá mức gây ra các bệnh như viêm nha chu.
– Răng yếu, có biểu hiện lung lay, quan sát thấy phần thân răng trồi lên cao hơn so với các răng khác.
– Có biểu hiện tụt lợi, lợi không còn bám chắc để bảo vệ thân và chân răng.
– Viêm tủy răng nghiêm trọng có thể hình thành vùng áp xe có mủ, dịch bất thường.
– Miệng có vị đắng nhẹ, hôi miệng dù súc miệng thường xuyên.
Tìm hiểu thêm: Mang thai 10 tuần bụng đã to chưa?
Răng đau nhức, lung lay, miệng có mùi hôi… là những biểu hiện thường gặp ở những người bị viêm tủy răng số 7
Có nhiều trường hợp, người bệnh không có các biểu hiện rõ rệt hoặc các biểu hiện chỉ kéo dài một thời gian rồi thôi. Do đó, để có thể biết chính xác nhất tình trạng sức khỏe răng miệng, người bệnh cần thăm khám định kỳ với bác sĩ nha khoa. Bằng kỹ thuật chuyên môn cũng như trang thiết bị y tế hiện đại, các bệnh lý nha khoa như viêm tủy răng có thể được chẩn đoán xác định một cách dễ dàng và chính xác, phục vụ hiệu quả cho việc điều trị trong tương lai.
3. Biến chứng của viêm tủy răng số 7
Viêm tủy răng có xu hướng diễn biến âm thầm hoặc không biểu hiện thành các triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan. Chỉ đến khi bệnh ở mức độ nặng, gây ra tình trạng đau nhức, lung lay răng kéo dài thì người bệnh mới đi khám. Điều này có thể dẫn tới nhiều hệ quả xấu, khiến bệnh nặng thêm, điều trị kéo dài thời gian và tốn kém chi phí.
Bệnh ảnh hưởng đến khả năng nhai cũng như sức khỏe của răng số 7 trên cung hàm. Nghiêm trọng hơn, vị trí của răng số 7 có liên quan tới rất nhiều mạch máu, dây thần kinh nên khi bị viêm nhiễm, bệnh rất dễ gây ra các biến chứng nguy hại như viêm xương hàm, áp xe chân răng, viêm quanh cuống răng, nhiễm trùng huyết, bệnh lý về đường hô hấp, bệnh về tim mạch…
Bên cạnh đó, răng số 7 bị viêm, hoại tử gây ra cảm giác đau buốt khiến mọi người gặp phải nhiều bất tiện trong sinh hoạt, suy sụp về tinh thần. Chứng hôi miệng do răng số 7 bị viêm không thể khắc phục chỉ với các phương pháp thông thường khiến cho mọi người cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp.
4. Điều trị tủy răng số 7 thực hiện như thế nào?
Viêm tủy răng số 7 diễn tiến thành ba giai đoạn là viêm tủy răng hồi phục, viêm tủy răng cấp tính và tiêm tủy răng hoại tử. Phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời có thể bảo toàn tủy răng, tránh các biến chứng nguy hại về sau.
Căn cứ vào tình trạng bệnh của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Về cơ bản, viêm tủy răng cần được thực hiện hút tủy răng, hàn kín ống tủy để phục hình cho răng. Trước khi tiến hành loại bỏ tủy bị viêm, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây tê cục bộ để người bệnh giảm cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện. Sau hàn kín ống tủy, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng lại một lần nữa để làm sạch hoàn toàn khoang miệng cho người bệnh và kết thúc quá trình điều trị.
Điều trị tủy răng là kỹ thuật phức tạp, có độ khó cao nên cần thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị với kế hoạch phù hợp bằng trang thiết bị y tế tiên tiến để đảm bảo hiệu quả cũng như mức độ an toàn cho người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu ung thư dạ dày mà bạn không nên bỏ qua
Điều trị tủy răng số 7 bằng việc hút tủy viêm và hàn kín ống tủy
Điều trị tủy răng số 7 cần được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở răng là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện. Bạn có thể liên hệ trực tiếp tới các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị với phác đồ phù hợp để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.