Viêm bao hoạt dịch có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường gặp nhất ở người trưởng thành, người vận động mạnh,… Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm bao hoạt dịch gây cản trở khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh.
Bạn đang đọc: Nguyên tắc điều trị viêm bao hoạt dịch
Khi bao hoạt dịch bị viêm, khớp, dây chằng và các cơ đều bị ảnh hưởng, khiến người bệnh vận động khó khăn.
1. Bao hoạt dịch là gì?
Bao hoạt dịch là một túi chứa chất dịch khớp nằm giữa sụn khớp, dây chằng và màng hoạt dịch. Bao hoạt dịch đóng vai trò như chất đệm của khớp nhằm hạn chế các tác động của trọng lực tác động vào các khớp này. Chúng luôn bảo vệ cho dịch khớp ổn định để dinh dưỡng cho khớp và các bộ phận xung quanh khớp như cơ bắp, gân, da, từ đó giúp cử động dễ dàng hơn. Vì vậy khi bao hoạt dịch bị viêm, khớp, dây chằng và các cơ đều bị ảnh hưởng, khiến người bệnh vận động khó khăn. Nếu không phát hiện sớm và trị kịp thời có thể để lại hậu quả xấu.
2. Triệu chứng của bệnh viêm bao hoạt dịch
Ở mọi lứa tuổi, bao hoạt dịch của các khớp xương đều có thể bị viêm, nhưng bao hoạt dịch của khớp vai, hông, khớp gối, khớp khuỷu tay, cổ chân, ngón chân cái (trong bệnh gút) thường có tỷ lệ viêm cao hơn các khớp khác.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu thông tin phẫu thuật thay khớp háng
Triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khá điển hình bao gồm khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau, có thể gây cứng khớp, đau tăng lên khi vận động hoặc sờ nắn vào bao khớp.
Triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khá điển hình bao gồm khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau, có thể gây cứng khớp, đau tăng lên khi vận động hoặc sờ nắn vào bao khớp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện các vết bầm tím hoặc có ban đỏ da vùng khớp đau và có thể sốt (viêm khớp cấp). Thậm chí, viêm bao hoạt dịch có thể bị biến chứng gây thủng (khớp gối, khuỷu tay) và bị viêm nhiễm túi hoạt dịch, diễn biến bệnh sẽ phức tạp hơn (sốt cao, sưng to hơn…), vận động rất khó khăn do đau.
Để biết chắc chắn có bị viêm bao hoạt dịch hay không, bên cạnh các biểu hiện các triệu chứng người bệnh cần thiết chụp Xquang, siêu âm khớp để biết tình trạng của khớp, dịch khớp (tràn dịch khớp), tốt hơn người bệnh cần chụp cắt lớp vi tính (CT). Đồng thời xét nghiệm máu, chọc dịch khớp để thăm dò và làm xét nghiệm
3. Nguyên tắc điều trị viêm bao hoạt dịch
>>>>>Xem thêm: Các bước sơ cứu khi trật khớp cổ
Người mắc viêm bao hoạt dịch cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi kịp thời
Viêm bao hoạt dịch có thể điều trị được. Để điều trị, khi thấy đau, sưng khớp người bệnh nên đi khám để được xác định bệnh.
Nguyên tắc điều trị viêm bao hoạt dịch chủ yếu là điều trị bảo tồn như làm giảm đau. Ở giai đoạn đầu mà người bệnh có thể tự làm là giảm đau bằng cách chườm đá, nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau thông dụng.
Sau khi khám bệnh được xác định, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị (ngay cả khi phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm), người bệnh nên tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó có thể được chỉ định kết hợp điều trị lý liệu pháp và các bài tập nhằm giúp tăng cường cơ bắp trong vùng khớp bị ảnh hưởng để giảm đau và ngăn ngừa bệnh tái phát. Trong trường hợp cần can thiệp bằng thủ thuật chọc hút dịch khớp để thoát dịch, bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cụ thể cho người bệnh biết để lựa chọn.