Nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói

Ba mẹ nào cũng muốn con mình được khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và ngôn ngữ. Tuy nhiên nhiều phụ huynh còn lúng túng trong việc nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói. Mẹ thường hay so sánh bé với bạn bè cùng lứa tuổi, nếu thấy con nhà người ta đã biết nói rồi mà bé nhà mình vẫn chưa biết nói, mẹ lại lo lắng không biết trẻ chậm nói có phải con đang mắc phải bệnh lý gì không? Có cần đến sự can thiệp của bác sĩ hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói, để từ đó giúp mẹ đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

Bạn đang đọc: Nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói

Phân biệt trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ

Nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói khiến nhiều ba mẹ lo lắng về hành trình phát triển ngôn ngữ của con. (ảnh minh họa)

Nhiều người không phân biệt được thế nào là trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ. Vì vậy không ít bậc phụ huynh mặc định trẻ chậm nói là con đang chậm phát triển ngôn ngữ, tuy nhiên điều trên là không đúng.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự, những tốc độ chậm hơn. Còn trẻ chậm nói chỉ mang tính tạm thời và tình trạng này có thể mất đi nhờ thời gian hoặc sự trợ giúp của bác sĩ và gia đình.

Nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói

Có khoảng 1/5 trẻ em nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi. Sau đây là một số dấu hiệu trẻ chậm nói dựa theo từng mốc thời gian và độ tuổi phát triển của bé như sau:

Trẻ từ 3-4 tháng tuổi

Nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói
Trẻ từ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu có những phản ứng với các tác động bên ngoài. (ảnh minh họa)

Không có phản ứng với tiếng động mạnh

Không phát ra âm thanh gừ gừ

Đến 4 tháng trẻ có thể bắt đầu phát ra âm thanh gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh.

Trẻ 7 tháng tuổi

Không đáp ứng với tiếng động

Trẻ 12 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm: Mẹ đã biết: trẻ hay quấy khóc thiếu chất gì? 

Nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói
Trẻ được 12 tháng tuổi đã bắt đầu nói được những từ đơn giản như “mẹ”, “bà”,… (ảnh minh họa)

Trẻ không tự giao tiếp với người khác (sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói).

Không biết nói một từ nào như “mẹ” hay “bà”

Miệng trẻ không bi bô, phát ra các phụ âm như “p” hoặc “b”

Trẻ không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không hay chỉ tay khi con muốn một thứ gì đó.

Trẻ không có phản ứng khi được gọi tên.

Bé không nhận biết và phản ứng với các hành động của người lớn như “xin chào”, “bai bai”,…

Trẻ 15 tháng tuổi

Trẻ không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”

Trẻ vẫn không nói đực từ nào.

Con không tự chỉ vào các đồ vật hay bức tranh khi được hỏi.

Bé không tự chỉ tay hay “bi bô” vào các vật mà bé muốn.

Bé 18 tháng tuổi

Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ đầu, mắt, mũi) khi được yêu cầu.

Chưa thể nói được 6 từ.

Không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn.

Chưa nói được các từ đơn giản như “mẹ”, “bế”.

Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ “Đừng sờ vào!”.

Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi “Cái gì đây?”, “Dép bé đâu?”.

Trẻ từ 19-24 tháng tuổi

Vốn từ chậm, bé chưa nói nối đến 15 từ.

Con không tự nói ra mà chỉ nhại lại lời của người khác.

Bé không tự giao tiếp với mẹ hay người lớn như  “mẹ bế”, “uống sữa”, “mẹ đâu rồi”…

Không biết bắt trước người khác

Bé không tự chơi một mình hay không biết giả vờ chơi búp bê.

Ở độ tuổi này, khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói. Nhiều trẻ trong số đó sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên.

Trẻ 2 tuổi

Nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi trẻ hay bị nôn sau khi ăn

Trẻ 2-3 tuổi đã bắt đầu nói được những câu đơn giản gồm 2, 4 từ,… (ảnh minh họa)

Bé không nói được những câu đơn giản có từ 2-4 từ

Không thể gọi tên vài bộ phận trên cơ thể

Không biết đặt các câu hỏi đơn giản như “đi đâu chơi”, “tại sao”

Bé không thể nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần như 1 câu chuyện ngắn, …

Trẻ 3 tuổi

Không biết ghép các từ thành câu ngắn như “con muốn ăn”, “mẹ giúp con”,…

Bé không hiểu được những câu hỏi của người lớn như “có thích ăn cái này không”, “con muốn ăn cái này không”,…

Bé thường xuyên lắp bắp, rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ, mặt bé nhăn nhó,…

Trẻ ít nói chuyện, tương tác với bố mẹ.

Trẻ 4 tuổi

Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.

Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.

Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.

Nếu trẻ có các biểu hiện nêu trên, điều đầu tiên cha mẹ cần kiểm tra khả năng nghe và không nên chờ đợi để con vượt qua những khuyết điểm đó hãy đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có nghi ngờ về sự phát triển ngôn ngữ của con để bé được kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời mang lại những cơ hôi tốt cho con trong cuộc đời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *