Nhận biết các loại viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh phổ biến hiện nay

Viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý về mắt khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Viêm kết mạc ở trẻ có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mắt trẻ bị sưng và đau rát. Do trẻ có sức đề kháng yếu nên viêm kết mạc rất dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây mù lòa.

Bạn đang đọc: Nhận biết các loại viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh phổ biến hiện nay

1. Các dấu hiệu của viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh

Nhận biết các loại viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh phổ biến hiện nay

Những mẹ đang mang bầu hoặc trong giai đoạn sinh nở mang trong mình các loại vi khuẩn, virus gây ra bệnh sinh dục có nguy cơ cao khiến con bị viêm kết mạc ngay từ khi sinh ra.

Viêm kết mạc ở trẻ có những dấu hiệu khá điển hình và dễ nhận biết như mí mắt bị sưng đỏ, nhạy cảm hơn bình thường. Thông thường, bệnh lý này rất khó để có thể xác định được nguyên nhân chính xác bởi dấu hiệu của bệnh rất giống nhau dù là do nguyên nhân nào gây ra.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm kết mạc trẻ sơ sinh như tắc tuyến lệ, nhiễm virus, vi khuẩn từ mẹ sang con. Có nhiều trường hợp mẹ bỉm không có biểu hiện gì nhưng vẫn mang mầm bệnh và truyền sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.

2. Có những loại viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh nào?

Viêm kết mạc trẻ sơ sinh được phân loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay có 4 loại viêm kết mạc trẻ nhỏ sơ sinh phổ biến nhất bao gồm viêm kết mạc do Chlamydia, viêm do lậu cầu, dị ứng thuốc nhỏ mắt hoặc do virus, vi khuẩn khác gây ra.

2.1. Viêm kết mạc do Chlamydia

Chlamydia trachomatis là vi khuẩn có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng sinh dục cũng như viêm kết mạc ở trẻ. Đây là vi khuẩn có thể lây truyền cho trẻ trong quá trình sinh nở. Kết mạc bị viêm do Chlamydia  sẽ biểu hiện với các triệu chứng như đau mắt đỏ, mí mắt sưng rộp và ghèn mắt có dạng mủ. Thông thường, trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện từ khoảng 5-12 ngày sau sinh.

Theo một số nghiên cứu, khoảng một nửa số trẻ được ghi nhận viêm kết mạc do vi khuẩn này gây ra cũng sẽ mắc các bệnh lý nhiễm trùng tại bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là phổi và vòm họng của trẻ.

2.2. Viêm kết mạc do lậu cầu

Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae  là nguyên nhân gây ra viêm kết mạc do lậu cầu cũng như là nguyên nhân chính gây bệnh lậu ở đường sinh dục. Những phụ nữ khi mang thai mắc bệnh lậu mà không được điều trị dứt điểm đều có khả năng lây nhiễm vi khuẩn này sang cho con.

Loại viêm kết mạc này khá giống với viêm kết mạc do Chlamydia gây ra với mắt đỏ, ghèn mắt dạng mủ đóng dày ở bờ mi và sưng mí mắt. Viêm kết mạc lậu cầu thường có các triệu chứng từ 2-4 ngày sau sinh và trẻ có nguy cơ mắc nhiễm trùng máu, viêm não/ viêm màng não đồng thời.

2.3. Viêm kết mạc do trẻ bị dị ứng thuốc nhỏ mắt

Tìm hiểu thêm: Thông tin về thuốc chữa đau mắt đỏ phổ biến hiện nay

Nhận biết các loại viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh phổ biến hiện nay

Viêm kết mạc do dị ứng với thuốc tra mắt là tình trạng bệnh lý viêm nhiễm có thể tự khỏi sau 24 – 36 giờ.

Khi mới sinh ra, trẻ sẽ được tra thuốc mắt giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nhiều trẻ sẽ bị kích thích ở mắt và gây ra hiện tượng dị ứng. Triệu chứng của loại viêm kết mạc này bao gồm mắt hơi đỏ, một vài trường hợp có hiện tượng mí mắt hơi sưng. Tuy nhiên, với nguyên nhân này các triệu chứng chỉ tồn tại trong khoảng từ 24-36 giờ.

2.4. Viêm kết mạc trẻ sơ sinh do vi khuẩn và virus khác gây ra

Ngoài 2 loại Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae  có thể gây ra bệnh viêm kết mạc ở trẻ thì các vi khuẩn không lây nhiễm thông qua đường tình dục mà tồn tại trong âm đạo của mẹ cũng có khả năng khiến kết mạc của trẻ bị viêm.

Ngoài ra, các loại virus, vi khuẩn gây ra các bệnh lý mụn rộp ở bộ phận sinh dục và miệng cũng có thể khiến trẻ bị viêm kết mạc và tổn thương vùng mắt nghiêm trọng.

Viêm kết mạc xảy ra bởi virus herpes được ghi nhận ít hơn. Các triệu chứng thông thường dễ nhận biết là mắt trẻ bị đỏ, sưng mí mắt và một số trường hợp có mủ mắt nhiều tại mí.

3. Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa và điều trị viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh?

Để phòng ngừa bệnh lý cho trẻ, các bà bầu khi mang thai nên theo dõi và xét nghiệm để tìm và loại trừ các bệnh viêm nhiễm lây qua đường sinh dục như giang mai, lậu, herpes,… Nếu trong quá trình mang thai và trước khi sinh người phụ nữ bị nhiễm virus, vi khuẩn thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm sang cho con.

Trước đây khi công nghệ y tế chưa phát triển tiên tiến thì các bác sĩ sẽ sử dụng bạc nitrat để điều trị cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay bạc nitrat đã được thay bằng các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh an toàn hơn.

3.1. Viêm kết mạc do tắc lệ đạo

Tùy theo mức độ và nguyên nhân của bệnh mà bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau. Nếu trẻ bị tắc tuyến lệ gây ra viêm kết mạc, bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp mát-xa nhẹ nhàng vùng giữa mắt và mũi. Nếu bệnh lý không thuyên giảm sau 1 tuần điều trị, bác sĩ có thể sẽ cần can thiệp thủ thuật thông tắc lệ đạo cho trẻ.

3.2. Viêm kết mạc gây ra bở vi khuẩn Chlamydia

Với nguyên nhân Chlamydia bác sĩ thường sẽ sử dụng thuốc kháng sinh uống để điều trị. Tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc không thì chưa thể diệt được toàn bộ vi khuẩn trong cơ thể trẻ và còn có thể khiến trẻ bị viêm phổi. Do đó, bác sĩ sẽ kết hợp cùng với thuốc mỡ  erythromycin để làm tăng hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa các biến chứng cho trẻ.

3.3. Điều trị viêm kết mạc trẻ sơ sinh xảy ra bởi vi khuẩn lậu cầu

Đối với nguyên nhân này, bác sĩ sẽ kết hợp việc nhỏ thuốc mắt tích cực cùng với tiêm kháng sinh tĩnh mạch cho trẻ nếu tình trạng bệnh nặng. Nếu trẻ không được điều trị sớm có thể khiến cho giác mạc bị loét và dẫn đến mù lòa.

3.4. Viêm kết mạc bởi dị ứng thuốc tra mắt

Bác sĩ sẽ dừng nhỏ thuốc mắt hiện tại cho trẻ và đổi sang một loại thuốc khác nếu trẻ bị dị ứng với thuốc tra mắt. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ bổ sung các loại thuốc dưỡng mắt để bảo vệ nhãn cầu và phục hồi các tổn thương.

3.5. Bệnh lý xảy ra bởi các loại vi khuẩn, virus khác

Nhận biết các loại viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh phổ biến hiện nay

>>>>>Xem thêm: Phân biệt hai tật khúc xạ cận thị và lão thị

Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường ở mắt, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thuốc kháng sinh và các loại thuốc tra mắt phù hợp cũng được áp dụng với loại viêm kết mạc sơ sinh này. Kháng sinh tại chỗ sẽ được bác sĩ cân nhắc nếu trẻ gặp tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát trong trường hợp dị tật bẩm sinh.

Các dạng viêm kết mạc sơ sinh khác đều được điều trị chủ yếu bằng cách sử dụng các loại thuốc chống viêm, bôi trơn bảo vệ nhãn cầu để giảm kích ứng cho mắt.

Khi bị viêm kết mạc, trẻ sơ sinh sẽ thường có biểu hiện quấy khóc, khó chịu và mệt mỏi. Khi thấy trẻ có các biểu hiện lạ, cha mẹ cần đưa con đến ngay khoa Mắt ở các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan, tự ý điều trị tại nhà khi chưa xác định được bệnh của bé.

Tổng đài của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp nếu cha mẹ cần giúp đỡ!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *