Nhận biết các mức độ bệnh trĩ và cách chữa trị

Bệnh trĩ và các biểu hiện bệnh thực sự là nỗi ám ảnh đối với bất kỳ ai mắc phải. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu các mức độ bệnh trĩ cũng như cách điều trị hiệu quả bệnh trĩ theo từng cấp độ.

Bạn đang đọc: Nhận biết các mức độ bệnh trĩ và cách chữa trị

1. Cơ chế hình thành bệnh trĩ

Bệnh trĩ (hemorrhoids) là loại bệnh lý xuất hiện tình trạng giãn ra quá mức ở các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới. Một giả thuyết được đưa ra lý giải về cơ chế giãn nở này như sau: Thông thường, máu được đưa đến hậu môn qua các động mạch và quay trở lại tim qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh trĩ, máu sau khi được đưa đến hậu môn lại không hoàn toàn trở về tim được. Sự tắc nghẽn này khiến lượng máu ở tĩnh mạch nhiều quá mức, căng phồng lên và giãn ra. Tình trạng này kéo dài khiến cho các búi trĩ được tạo nên và sa xuống ống hậu môn.

2. Phân loại bệnh trĩ theo đặc tính búi trĩ

Theo tính chất và vị trí của búi trĩ, người ta chia bệnh trĩ thành hai dạng chính là trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội (internal hemorrhoids): Các búi trĩ nằm ở vị trí bên trong ống hậu môn, bên trên đường lược. Chỉ khi bệnh quá nặng thì các búi trĩ mới sa ra ngoài. Người bệnh thường khá khó để nhận biết cũng như nhìn thấy các búi trĩ trong giai đoạn đầu.

Trĩ ngoại (external hemorrhoids) : Các búi trĩ xuất hiện bên ngoài ống hậu môn, nằm dưới đường lược. Bệnh trĩ ngoại dễ phát hiện hơn trĩ nội. Người bệnh có thể quan sát hoặc dùng tay sờ để tìm thấy búi trĩ. Tuy nhiên, trĩ ngoại khiến người bệnh đau rát dữ dội hơn. Búi trĩ sẽ tiếp xúc với quần áo và ghế ngồi nhiều hơn.

Trường hợp có biểu hiện của cả hai loại trĩ thì bệnh được gọi là trĩ hỗn hợp.

Nhận biết các mức độ bệnh trĩ và cách chữa trị

Hình ảnh bệnh trĩ hỗn hợp

3. Phân loại theo mức độ bệnh

Dựa theo mức độ bệnh trĩ, người ta chia thành 4 cấp độ. Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có 4 cấp độ này. Tuy nhiên, các cấp độ bệnh trĩ ở trĩ nội và trĩ ngoại có nhiều điểm khác nhau. Điều này là do đặc điểm tính chất và vị trí của búi trĩ tạo nên.

3.1. Các mức độ bệnh trĩ nội

Đối với trĩ nội, các mức độ bệnh được xác định như sau:

– Cấp độ 1: Trĩ ở mức độ nhẹ, búi trĩ nằm trong ống hậu môn hoàn toàn. Trong giai đoạn này, người bệnh đi ngoài ra máu do búi trĩ cọ xát lên thành hậu môn hoặc phân khi đi đại tiện.

– Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, tự thụt vào sau đó. Người bệnh lúc này có thể đã nhận biết được bệnh. Cảm giác ngứa ngáy, đau rát nhẹ. Tuy nhiên, giai đoạn này bệnh nhân vẫn được bác sĩ kê thuốc, chưa cần can thiệp ngoại khoa.

– Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài, dùng tay đẩy vào mới thụt vào trong. Lúc này, bệnh trĩ đã bắt đầu trở nặng. Các búi trĩ sa ra ngoài rất giống trĩ ngoại, gây cảm giác đau đớn, cộm, rát ở hậu môn. Người bệnh không thể dùng thuốc để điều trị nữa mà sẽ được chỉ định mổ cắt trĩ.

– Cấp độ 4: Giai đoạn nặng, búi trĩ sa ra ngoài, dùng tay đẩy cũng không vào. Đây là trường hợp nặng hơn cả trong các mức độ trĩ nội. Búi trĩ không thể co vào, luôn nằm ngoài hậu môn, là nỗi ám ảnh của người bệnh.

3.2. Các mức độ bệnh trĩ ngoại

Đối với người bệnh trĩ ngoại, các mức độ bệnh trĩ có những đặc điểm như sau:

Cấp độ 1: Hình thành búi trĩ. Kích thước các búi trĩ nhỏ và nằm xung quanh hậu môn. Nếu người bệnh phát hiện trong giai đoạn này thì chữa trị trĩ ngoại sẽ rất đơn giản. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc loại bỏ trĩ.

Cấp độ 2: Trĩ lớn dần lên, tạo cảm giác ngứa ngáy và đau rát khi ngồi.

Cấp độ 3: Tắc nghẹt búi trĩ. Lúc này, búi trĩ phát triển làm tắc đường hậu môn.Khi đi đại tiện, các búi trĩ sẽ bị cọ xát. Từ đó gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh.

Cấp độ 4: Nhiễm trùng búi trĩ. Lúc này, búi trĩ bị viêm và nhiễm trùng, rất dễ dẫn đến ung thư trực tràng và các biến chứng nguy hiểm khác.

Tìm hiểu thêm: Có nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền?

Nhận biết các mức độ bệnh trĩ và cách chữa trị

Các cấp độ trĩ ngoại

4. Nguyên nhân bệnh trĩ

Theo các chuyên gia, hiện nay nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ vẫn chưa được xác định. Tuy vậy, có những yếu tố được xem như là các nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:

– Thiếu hụt chất xơ do không đủ rau xanh, hoa quả,..

– Người bị bệnh táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài mà không tìm cách điều trị. Đặc biệt là táo bón tạo ra nhiều áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng khi người bệnh rặn để đại tiện.

– Thói quen đi đại tiện lâu, rặn nhiều khi đại tiện

– Thói quen ít vận động, thường xuyên ngồi lâu một tư thế, thường là dân văn phòng

– Thói quen uống không đủ nước, ăn đồ cay nóng

– Phụ nữ mang thai và sau sinh, người bệnh bị béo phì

– Quan hệ đồng giới.

Nhận biết các mức độ bệnh trĩ và cách chữa trị

>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ ở phụ nữ – bắt nguồn từ những thói quen

Đồ ăn cay nóng cũng là yếu tố tăng nguy cơ bệnh trĩ

5. Điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Bệnh là căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng của người bệnh Tuy nhiên bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng sống và chất lượng cuộc sống.

Chỉ khi người bệnh có phương pháp điều trị cụ thể và đúng hướng theo chỉ định của bác sĩ thì những phiền toái mới có thể chấm dứt. Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được chữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng. Việc thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể sẽ giúp bệnh nhân chữa trĩ an toàn và ngăn trĩ tái phát. Thông thường có hai cách chữa trĩ tùy theo mức độ của bệnh như sau:

– Sử dụng các biện pháp nội khoa: Đối với người bệnh ở mức độ nhẹ như 1, 2, các bác sĩ sẽ cắt thuốc. Thuốc có thể cải thiện tình trạng tuần hoàn máu đến hậu môn, hạn chế tắc mạch và hỗ trợ làm teo nhỏ búi trĩ.

– Điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa: các thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt trĩ là bắt buộc khi người bệnh đã đến các mức độ nặng. Ở cấp độ 3,4 thì việc điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả nữa. Ngày nay có nhiều phương pháp cắt trĩ hiện đại, đặc biệt là phương pháp cắt trĩ Longo ít xâm lấn, ít đau. Phẫu thuật cắt trĩ sẽ xử lý sạch búi trĩ và hiện tượng sa mạch, tắc mạch.

Bài viết trên vừa cung cấp cho bạn đọc thông tin về bệnh trĩ, các mức độ bệnh trĩ cũng như các cách điều trị bệnh. Hãy đi khám ngay khi bạn thấy có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh để việc điều trị đạt được hiệu quả cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *