Trẻ bị ngộ độc thức ăn rất nguy hiểm, nếu ba mẹ không nhận biết sớm và xử trí kịp thời bé có thể bị mất nước, suy kiệt và thậm chí là tử vong. Do đó ba mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng ngộ độc ở trẻ em để sớm có biện pháp xử trí kịp thời giúp con mau khỏi.
Bạn đang đọc: Nhận biết các triệu chứng ngộ độc thức ăn ở trẻ em ngày Tết
- Trẻ bị ngộ độc thức ăn rất nguy hiểm, ba mẹ cần nhận biết sớm và có biện pháp xử trí kịp thời. (ảnh minh họa)
Triệu chứng ngộ độ thức ăn ở trẻ em
Ngộ độc thức ăn ở trẻ em hay người lớn nếu để ý sẽ rất dễ phát hiện vì các triệu chứng này thường xảy ra ngay sau khi ăn một loại thực phẩm bị nhiễm độc. Thường là một vài giờ sau ăn hoặc vài ngày sau đó. Triệu chứng ngộ độc thức ăn ở trẻ em có xu hướng biểu hiện nặng (rõ) hơn so với người lớn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Các triệu chứng ngộ độc thức ăn ở trẻ cụ thể là: cảm giác buồn nôn, đau bụng, nôn ngay, nôn nhiều lần, có khi nôn cả ra máu, tiêu chảy nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu), trẻ có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C, mệt lả, thở nhanh, khô môi, khát nước,…
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp toàn bộ triệu chứng hen phế quản ở trẻ em
- Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường có rất khó chịu, ba mẹ cần nhận biết sớm và có biện pháp xử trí kịp thời. (ảnh minh họa)
Nếu trẻ bị ngộ độc thực phẩm nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ gây mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý đến dấu hiệu mất nước ở trẻ khi bị ngộ độc thực phẩm.
Nếu trẻ nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, miệng khô, môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch đạp nhanh, thở thanh, mệt lả, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu,… khi này trẻ cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của con.
Xử trí ngộ độc thức ăn ở trẻ em
Ngừng ngay không ăn món gây ngộ độc
Nếu thấy trẻ có triệu chứng ngộ độc thức ăn, ba mẹ phải cho bé ngừng ngay không ăn món đó nữa. Đặc biệt chú ý những lúc trẻ nôn và cả lúc trẻ đang ngủ. Vì có nhiều trẻ đang ngủ thiếp đi vì quá mệt cũng có thể bị nôn vọt ra và trẻ nôn trong tư thế như vậy sẽ rất nguy hiểm vì con có thể bị sặc lên mũi, xuống phổi. Nếu trong trường hợp trẻ bị nôn sặc lên mũi, ba mẹ cần phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ để tránh con bị sặc, tắc đường thở và có thể dẫn đến tử vong.
Cho trẻ uống oresol
Trẻ bị ngộ độc thức ăn gây nôn, đi ngoài khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải, khi đó con cần được bổ sung nước và điện giải để tránh xảy ra tình trạng mất nước trầm trọng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Khi bổ sung oresol cho trẻ cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc pha oresol đúng theo tỷ lệ quy định, cho trẻ uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc. Tuyệt đối không pha oresol với các loại nước ngọt, nước trái cây, sữa hay nước có ga vì như vậy oresol sẽ không có tác dụng và có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Việc trẻ bị ngộ độc thức ăn thì nguyên tắc bù nước, bù điện giải là nguyên tắc quan trọng nhất, thức ăn chỉ là thứ yếu, có thể bé không ăn cả ngày hôm đó cũng được nhưng con nhất thiết phải được bù lượng nước đã mất. Nếu trong trường hợp ba mẹ đã cho bé uống oresol những mỗi lần uống bé vẫn bị nôn, rồi tình trạng đi ngoài quá nhiều thì hãy nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.
Bổ sung thức ăn
Thức ăn dành cho trẻ khi này là những thức ăn loãng, dễ nuốt như cháo (cháo nấu với thịt nạc hoặc cháo nấu khoai tây, bì đỏ,…). Cho trẻ ăn theo nhu cầu, không nên ép bé ăn quá nhiều vì khi này hệ tiêu hóa của con vẫn đang còn yếu cần được nghỉ nghơi.
Không dùng thuốc tiêu chảy
Cha mẹ tuyệt đối không được cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy vì khi bé bị ngộ độc thức ăn con cần được đưa hết những thức ăn gây độc hại ra ngoài. Và khi nguồn thức ăn độc hại này được tống hết ra ngoài bé sẽ khỏi bệnh. Việc cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy sẽ vô tình giữ lại loại thức ăn gây độc này trong cơ thể trẻ, khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, khiến bé đầy hơi, chướng bụng, đau bụng vô cùng khó chịu và càng khiến tình trạng ngộ độc của bé nặng hơn. Vì vậy mọi thuốc cầm tiêu chảy phải có chỉ định bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị phỏng dạ là sao? Nguyên nhân và cách chữa
- Trẻ bị ngộ độc thức ăn, ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời và tốt nhất, tránh nguy hiểm đến sức khỏe của bé. (ảnh minh họa)
Cho bé đi thăm khám ngay với bác sĩ
Trẻ bị ngộ độc thức ăn, ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời. Ngộ độc thức ăn nặng là một trường hợp cấp cứu y khoa, ba mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế uy tín và gần nhất để con được xử trí kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.