Bệnh lậu có tốc độ phát triển rất nhanh vì chỉ sau 15 phút các song khuẩn lậu cầu lại phân chia một lần nên nếu để lâu, bệnh sẽ càng trở nên nặng và nghiêm trọng hơn, lúc đó người bệnh có thể sẽ gặp phải nhiều nguy hiểm. Cụ thể là bệnh lậu ở miệng có thể biến chứng sang ung thư vòm họng, gây nguy hiểm cho người bệnh. Vậy nhận biết dấu hiệu bệnh lậu ở miệng như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nhận biết dấu hiệu bệnh lậu ở miệng
1. Nhận biết dấu hiệu bệnh lậu ở miệng
Bệnh lậu ở miệng. (ảnh minh họa)
Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu bệnh lậu ở miệng là vấn đề được nhiều người quan tâm nhưng thường ngại chia sẻ, vì đây được coi là một trong những vấn đề “tế nhị”. Bạn có thể nhận biết các dấu hiệu bệnh lậu ở miệng như sau:
– Có cảm giác bị đau và sưng ở họng.
– Quan sát sẽ thấy ở họng có mảng bám màu trắng hoặc đỏ.
– Bị sưng hạch bạch huyết ở cổ họng, amidan có dấu hiệu mưng mủ.
– Cảm thấy đau và khó chịu khi nuốt thức ăn.
– Cơ thể có thể bị mệt, luôn có cảm giác bị ớn lạnh và bị sốt.
– Bên cạnh đó, biểu hiện bệnh còn có thể là với nữ giới khí hư ra nhiều, bị đau vùng bụng dưới và đau vùng xương chậu, còn nam giới sẽ là có chất nhầy trong như nhựa chuối chảy ra từ niệu đạo, bị tiểu rắt, tiểu buốt…
2. Bệnh lậu ở miệng có nguy hiểm không?
– Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Lậu miệng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bên cạnh đó khi mắc bệnh thì người bệnh luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti và lo lắng,…, gây ảnh hưởng tới tâm lý.
Tìm hiểu thêm: Bệnh hắc lào ở vùng kín gặp phiền phức khó chịu
Bệnh lậu khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp, có thể lây nhiễm cho người khác và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. (ảnh minh họa)
– Lây nhiễm cho người thân và ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình: Người mắc lậu miệng nếu có quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng sẽ lây nhiễm cho bạn tình, làm ảnh hưởng đời sống tình dục và hạnh phúc gia đình. Còn nếu hôn hay dùng chung đồ dùng cá nhân với người thân thì sẽ có khả năng lây nhiễm bệnh cho người thân, khiến họ cũng bị mắc bệnh.
– Lậu miệng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây viêm loét và nhiễm trùng ở miệng, khiến vi khuẩn lậu dễ dàng xâm nhập từ cổ họng vào máu và có nguy cơ gây nhiễm trùng xương khớp, thậm chí có thể xâm nhập vào tim và não, gây nhiễm trùng đường huyết và viêm màng não dẫn tới tử vong.
3. Phòng ngừa bệnh lậu ở miệng bằng cách nào?
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo: Bệnh cúm A vào mùa, hiểu rõ để phòng tránh hiệu quả
Quan hệ tình dục sạch sẽ, an toàn là một trong những biện pháp giúp phòng tránh bệnh lậu ở miệng. (ảnh minh họa)
Để phòng ngừa bệnh lậu ở miệng, bạn cần lưu ý một số vấn
– Quan hệ tình dục tránh quan hệ bằng miệng khi ở miệng có những vết thương hở, hay khi bộ phận sinh dục của bạn tình có vết thương hở hay có biểu hiện lạ.
– Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.
– Rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, điều đó sẽ góp phần ngăn chặn được khả năng tấn công của các vi khuẩn gây bệnh.
– Tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng với người khác.
Chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y khoa tân tiến giúp điều trị hiệu quả các dấu hiệu bệnh lậu và giúp bạn có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đảm bảo thông tin cho người bệnh.