Thủy đậu và sốt virus là hai bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có một số triệu chứng tương tự nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ về dấu hiệu bị thủy đậu thường thấy ở các bé, đồng thời, chỉ ra sự khác biệt so với sốt virus phát ban. Từ đó giúp bố mẹ nhận biết đúng bệnh và có biện pháp xử lý phù hợp.
Bạn đang đọc: Nhận biết dấu hiệu bị thủy đậu, phân biệt với sốt virus phát ban
1. Thủy đậu ở trẻ và các giai đoạn bệnh
Thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm do do virus Varicella zoster xâm nhập vào cơ thể và gây ra. Với tốc độ lây lan nhanh chóng, nó tạo ổ dịch lớn, trong đó trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng dễ mắc nhất.
Dấu hiệu bị thủy đậu ở trẻ nhỏ dần dần được biểu lộ qua từng giai đoạn của bệnh.
– Trong 10 – 21 ngày đầu (giai đoạn ủ bệnh), Varicella zoster tấn công vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc với nốt mụn chứa mầm bệnh. Nó nhanh chóng lan ra nhiều nơi mà không để lại biểu hiện gì đặc biệt.
– 1 – 2 ngày tiếp theo, bệnh bước vào giai đoạn khởi phát. Lúc này trẻ có biểu hiện sốt nhẹ (từ 38 – 38,5 độ), kèm theo biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, nhức đầu, ho nhẹ, đau họng và bắt đầu phát ban đỏ trên da.
– Những ngày sau, nốt phát ban chuyển sang dạng mụn nước, mọc thành từng đợt và rải rác toàn cơ thể. Trẻ ngứa dữ dội và đau, đặc biệt khi nốt mụn vỡ. Đây là dấu hiệu bị thủy đậu ở giai đoạn toàn phát, thường kéo dài đến 7 ngày.
– Cuối cùng là giai đoạn hồi phục, nốt mụn khô, đóng vảy, sau đó bong tróc. Các biểu hiện kèm theo cũng giảm dần, trẻ hồi phục sức khỏe rõ rệt. Nếu vết mụn không khô lại mà có xu hướng loét ra, mưng mủ, đó là dấu hiệu bội nhiễm. Bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra, tránh để khuẩn hại xâm nhập.
2. Dấu hiệu trẻ sốt virus
Sốt virus rất phổ biến ở trẻ nhỏ, mỗi lần trẻ có thể nhiễm các loại virus khác nhau (enterovirus, adenovirus,…). Tuy nhiên, biểu hiện trẻ nhiễm virus gây sốt thường là:
Phát ban do sốt virus
– Trẻ sốt cao đột ngột, có thể lên tới 39, thậm chí 40 độ, khó đáp ứng thuốc hạ sốt.
– Da trẻ ửng đỏ, nóng.
– Trẻ bỏ ăn, quấy khóc.
– Đau họng, tiết dịch mũi và ho.
– Một số trường hợp buồn nôn, tiêu chảy, phát ban ngoài da.
3. Phân biệt dấu hiệu bị thủy đậu với sốt virus phát ban
Có một số trường hợp trẻ sốt virus phát ban ngoài da khiến bố mẹ lầm tưởng con bị thủy đậu. Trên thực tế, dấu hiệu bị thủy đậu và sốt virus có nhiều triệu chứng tương tự nhưng cũng có những điểm khác biệt quan trọng, đặc biệt là ở biểu hiện trên da.
3.1. Đặc điểm trên da
– Da trẻ bị thủy đậu có các nốt ban đỏ mọc theo đợt, rải rác khắp cơ thể, gồm cả trên đầu, niêm mạc miệng, mắt. Nốt ban đỏ này nhanh chóng hóa mụn, chứa dịch bên trong như bọng nước. Nó căng dần lên, vỡ rồi khô lại và bong tróc. Trẻ có biểu hiện ngứa, đau, tổn thương da cần được sát trùng, hỗ trợ làm lành.
– Trên da của trẻ sốt virus, nếu có phát ban thì thường là dạng ban đỏ phẳng, không có nốt phỏng nước. Vị trí phát ban thường tập trung ở một số vùng nhất định, không lan ra toàn cơ thể. Nốt phát ban thường tự hết sau 3 – 5 ngày mà không cần điều trị.
Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản cấp ở trẻ em: Chẩn đoán và điều trị
Dấu hiệu bị thủy đậu điển hình trên da của trẻ là mụn nước
3.2. Các dấu hiệu bị thủy đậu và sốt virus khác
Ngoài biểu hiện trên da, dấu hiệu bị thủy đậu và sốt virus phát ban ở trẻ còn có nhiều điểm khác nhau như:
Diễn biến sốt
– Sốt do thủy đậu thường không cao (trừ trường hợp bị biến chứng) và chỉ kéo dài trong vài ngày đầu từ khi khởi phát.
– Sốt do virus thường sốt cao đột ngột khoảng 3 ngày rồi hạ dần và kéo dài từ 3 – 5 ngày. Khi thuốc hạ sốt hết tác dụng, trẻ sốt trở lại nhanh chóng.
Thời gian diễn biến
– Bệnh thủy đậu thường khởi phát và phát triển các triệu chứng trong 7 – 10 ngày.
– Sốt virus thường chỉ kéo dài 3 – 5 ngày, sau đó cơ thể trẻ đào thải virus, có thể bị tiêu chảy.
Tính lây nhiễm
– Bệnh thủy đậu lây lan nhanh qua tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn từ miệng, mũi của trẻ khi nói, hắt hơi hoặc từ nốt phỏng dạ.
– Sốt virus cũng lây lan qua đường hô hấp, tốc độ lây nhiễm chậm hơn thủy đậu.
4. Hướng dẫn xử lý khi trẻ mắc bệnh
Sốt virus và thủy đậu đều là những căn bệnh được điều trị theo hướng tập trung cải thiện triệu chứng.
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị viêm hô hấp trên và những điều bố mẹ cần biết
Sốt virus phát ban và thủy đậu đều có thể điều trị làm giảm triệu chứng
4.1. Đối với thủy đậu
– Bố mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp xúc với người khỏe mạnh để ngừa lây lan.
– Giúp con vệ sinh cá nhân thường xuyên, mặc quần áo thoáng mát, cắt móng tay sạch sẽ.
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt (loại trừ Aspirin), thuốc kháng virus, sát trùng da, chống ngứa theo chỉ định của bác sĩ.
– Bổ sung dinh dưỡng, cung cấp đủ nước cho trẻ hàng ngày để tăng đề kháng.
Chú ý: Đeo khẩu trang và găng tay y tế khi chăm sóc trẻ để tránh lây nhiễm. Đưa trẻ đi viện nếu thấy biểu hiện bất thường, nghi ngờ bội nhiễm, biến chứng.
4.2. Đối với sốt virus
– Cần theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên, bù nước đầy đủ và dùng thuốc hạ sốt đúng chỉ dẫn.
– Giúp trẻ giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế hoạt động.
– Nếu trẻ sốt cao kéo dài liên tục quá 3 ngày hoặc có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Để phòng ngừa bệnh cho trẻ, bên cạnh việc giữ vệ sinh và tăng cường sức đề kháng, bố mẹ nên cho con tiêm phòng các loại vacxin cần thiết. Phòng tiêm chủng TCI là một trong những địa chỉ bố mẹ có thể lựa chọn để chích ngừa cho con an toàn, hiệu quả.
Việc phân biệt dấu hiệu bị thủy đậu và sốt virus phát ban ở trẻ rất quan trọng. Nó giúp bố mẹ nhận biết bệnh dễ dàng, từ đó có hướng xử lý phù hợp nhất. Đặc trưng của thủy đậu là nốt phỏng nước mọc thành nhiều đợt. Còn ở trẻ sốt virus phát ban, trẻ thường sốt cao đột ngột và nốt phát ban không sần lên, không chứa nước, có thể tự hết khi khỏi bệnh. Nếu nghi ngờ trẻ mắc 1 trong 2 bệnh này, bố mẹ nên chăm sóc sức khỏe cho con thật tốt và đưa trẻ đến bệnh viện kh nghi ngờ bệnh chuyển biến nặng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.