Trẻ em khi mắc bệnh thủy đậu sẽ dần xuất hiện những triệu chứng của bệnh. Đây chính là những dấu hiệu thủy đậu để bố mẹ và người chăm sóc nhận biết bé có thể đã mắc bệnh chỉ bằng mắt thường. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết những dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em đơn giản và nhanh chóng.
Bạn đang đọc: Nhận biết dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em đơn giản, nhanh chóng
1. Tìm hiểu thông tin chung về
bệnh thủy đậu ở trẻ em
Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em, các bố mẹ cần nắm được những thông tin cơ bản cần biết về bệnh thủy đậu. Điều này sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan và hiểu hơn về bệnh thủy đậu.
1.1. Bệnh thủy đậu ở trẻ là do virus gây ra
Bệnh thủy đậu (hay bệnh trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính được gây ra bởi virus Varicella Zoster. Trẻ mắc bệnh thủy đậu không hề nguy hiểm, bệnh có thể dần khỏi sau 7-10 ngày, kể từ lúc khởi phát. Thế nhưng, nếu không được chăm sóc và hỗ trợ điều trị tốt, trẻ mắc thủy đậu có thể xảy ra biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí tính mạng.
Bệnh thủy đậu ở trẻ là do virus gây ra
Virus Varicella Zoster nhanh và mạnh, vậy nên thủy đậu được đánh giá là một trong những bệnh rất dễ lây lân. Virus thủy đậu khi bám được vào trẻ, chúng sẽ tấn công và xâm nhập vào hô hấp trên của bé, thậm chí chúng có thể tấn công vào đường tiêu hóa hay kết mạc mắt của bé (trường hợp này hiếm gặp hơn) và gây bệnh.
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, bệnh thủy đậu thường gặp ở những bé chưa từng mắc thủy đậu. Trẻ em hay người lớn từng mắc thủy đậu thì hiếm khi bị lại lần hai. Thế nhưng, giống như Herpes, các virus gây bệnh thủy đậu có thể ẩn trong hạch cảm giác sau khi trẻ đã hồi phục hết bệnh. Khi hệ miễn dịch của bé yếu đi, virus này có thể tái phát và gây nên bệnh zona.
1.2. Bệnh thủy đậu ở trẻ lây truyền theo 2 cách
Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ có thể lây truyền theo 2 cách sau:
– Lây truyền qua đường không khí: Người mắc bệnh thủy đậu nếu ho hay hắt hơi, thì virus gây bệnh thủy đậu được phát tán vào không khí. Loại virus này có khả năng tồn tại trong môi trường trong vài ngày. Khi có cơ hội tiếp xúc với trẻ khỏe mạnh, chúng sẽ tấn công và gây nhiễm bệnh.
Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh hay các vật trung gian chứa virus gây bệnh: Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người mắc thủy đậu là cách nhanh nhất để bị lây bệnh. Trẻ cũng có thể bị nhiễm bệnh thủy đậu khi dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh hay có tiếp xúc với các bề mặt bị dính giọt bắn chứa virus từ người bệnh.
1.3. Trẻ mắc thủy đậu không được điều trị tốt dễ biến chứng nguy hiểm
Tìm hiểu thêm: Thận trọng với viêm phế quản bội nhiễm ở trẻ em
Trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường nên được đi khám bác sĩ sớm
Trẻ khi mắc thủy đậu có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và xử lý tốt các nốt mụn nước thủy đậu:
– Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương khớp hoặc nhiễm trùng máu: Biến chứng này thường xuất phát từ việc trẻ gãi nốt mụn nước quá mức do ngứa. Hành động này có thể làm vỡ nốt mụn nước, gây chảy máu bên trong và dẫn đến nhiễm trùng, lở loét trên các vết mụn nước. Do đó, từ khi bệnh xuất hiện cho đến khi trẻ khỏi hoàn toàn, cha mẹ cần chăm sóc cẩn thận và không để trẻ tự gãi nốt mụn nước.
– Viêm não và viêm màng não: Đây là các biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra sau khoảng 1 tuần từ khi trẻ xuất hiện mụn nước. Các triệu chứng của viêm não và viêm màng não ở trẻ bao gồm sốt cao, hôn mê, co giật và rối loạn thị giác. Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng này có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
– Viêm thận và viêm cầu thận cấp: Mặc dù hiếm gặp, nhưng vẫn có khả năng xảy ra với trẻ mắc thủy đậu. Nếu trẻ mắc biến chứng này, có thể xuất hiện triệu chứng như tiểu ra máu hoặc suy thận.
– Viêm tai giữa và viêm thanh quản: Đây là biến chứng có thể xảy ra nếu các nốt mụn nước quanh vùng này bị lở loét và nhiễm trùng. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý để bảo vệ vùng này và ngăn trẻ làm tổn thương nó.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ sảy thai hoặc thai nhi mắc dị tật. Vì vậy, các bà bầu cũng cần chú ý bảo vệ bản thân khỏi bệnh thủy đậu để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
2. Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ có thể nhận biết bằng mắt thường
Các dấu hiệu thủy đậu sẽ xuất hiện dần và ngày càng rõ ràng hơn qua 4 giai đoạn mắc bệnh ở trẻ. Nếu quan sát kĩ, bố mẹ toàn có thể nhận biết và phát hiện bệnh của con chỉ bằng mắt thường:
2.1. Giai đoạn ủ bệnh
Đây là giai đoạn đầu tiên các bé sẽ phải trải qua khi mắc bệnh thủy đậu. Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 10 – 20 ngày tùy trẻ. Ở giai đoạn này, bé thủy đậu sẽ không xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường, do đó việc phát hiện bệnh gần như không thể.
2.2. Giai đoạn khởi phát
Đây là giai đoạn thứ hai bé mắc thủy đậu sẽ phải trải qua. Giai đoạn khởi phát thường chỉ diễn ra trong 1 – 2 ngày. Trẻ thủy đậu thời kì này sẽ dần xuất hiện những triệu chứng như sốt, đau đầu, cơ thể nhức mỏi…
Vào cuối giai đoạn khởi phát, bé thủy đậu sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ trên da. Đây chính là một trong những dấu hiệu rất điển hình giúp bố mẹ phát hiện sớm trẻ có thể đã mắc thủy đậu. Để chắc chắn hơn, các bố mẹ cũng có thể cho bé đi khám bác sĩ để được phát hiện bệnh và hướng dẫn điều trị đúng cách nhằm hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
2.3. Giai đoạn toàn phát
>>>>>Xem thêm: Chữa viêm tai giữa cho trẻ: Những điều bố mẹ phải biết
Bé thủy đậu giai đoạn toàn phát mụn nước sẽ mọc và lan khắp cơ thể
Sang tới giai đoạn toàn phát, các nốt ban đỏ trên cơ thể trẻ sẽ nhanh chóng phát triển thành nốt mụn nước với kích thước to hơn và lan dần khắp cơ thể. Trẻ sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi và chán ăn nhiều hơn. Một số bé còn bị mọc mụn nước trong niêm mạc miệng khiến việc ăn càng khó khăn hơn. Dấu hiệu thủy đậu ở giai đoạn này đã thực sự rất rõ ràng.
Thực tế, các nốt mụn nước xuất hiện kèm theo cảm giác ngứa, đau rát rất khó chịu. Điều này dễ khiến bé nảy sinh hành động gãi gây vỡ mụn nước và dẫn tới nhiễm trùng. Do đó, bố mẹ cần chăm trẻ thật cẩn thận, đúng cách để không xảy ra biến chứng nặng.
2.4. Thời kỳ hồi phục
Đây là giai đoạn cuối cùng trẻ sẽ phải trải qua khi mắc thủy đậu. Mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại, đóng vảy, bong vảy và trẻ hết bệnh.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đây cũng chính là giai đoạn trẻ dễ xảy ra biến chứng nặng nhất, nên bố mẹ không được chủ quan. Bố mẹ hãy bôi xanh methylen lên các nốt thủy đậu đã vỡ để giúp vết thương mau khô lại và ngăn ngừa nhiễm trùng có thể xảy ra.
Trường hợp bé thủy đậu xuất hiện bất kì triệu chứng bất thường nào, bố mẹ hãy cho con đến ngay Thu Cúc TCI để được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời và tận tình nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.