Nhận biết đau mắt đỏ và cách phòng ngừa

Hiện tại, dịch đau mắt đỏ đang bùng phát mạnh tại rất nhiều địa phương trên cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…Bệnh đau mắt đỏ thường là tình trạng cấp tính, có triệu chứng phổ biến và dễ lây truyền. Bệnh cơ bản không nguy hiểm, tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như trong việc học tập và công việc. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng về thị lực trong tương lai. Vì vậy, việc nhận biết đau mắt đỏ và thực hiện biện pháp phòng ngừa bệnh là rất quan trọng.

Bạn đang đọc: Nhận biết đau mắt đỏ và cách phòng ngừa

1. Khái quát về bệnh

1.1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ và viêm kết mạc đều là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng mắt thường do vi khuẩn, vi rút hoặc phản ứng dị ứng gây ra, có biểu hiện chính là mắt bị đỏ. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và ban đầu có thể ảnh hưởng một bên mắt trước, sau đó lan sang mắt còn lại. Đây là một bệnh dễ lây truyền trong cộng đồng và có tốc độ lan truyền nhanh chóng. Hiện tại, chưa có vắc xin phòng bệnh cụ thể cho đau mắt đỏ, và không có loại thuốc điều trị đặc hiệu. Người mắc bệnh cũng có thể mắc lại sau vài tháng sau khi họ đã khỏi bệnh.

1.2. Nguyên nhân bệnh

Bệnh đau mắt đỏ chủ yếu có nguyên nhân do vi rút Adenovirus hoặc nhiễm khuẩn bởi các loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu và phế cầu. Thời tiết chuyển đổi từ nắng nóng sang mưa, độ ẩm không khí cao và các thời kỳ giao mùa thường khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt là những người có sự nhạy cảm đối với sựu thay đổi của thời tiết, hệ miễn dịch của họ dễ bị ảnh hưởng và dễ dàng mắc bệnh. Hơn nữa, môi trường có nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm và dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lan truyền của bệnh đau mắt đỏ. Điều này khiến cho căn bệnh này dễ dàng phát triển thành dịch bệnh.

Nhận biết đau mắt đỏ và cách phòng ngừa

Virus, vi khuẩn hay dị ứng đều có thể là nguyên nhân gây đau mắt đỏ

1.3. Nhận biết đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện với biểu hiện chính là mắt đỏ kèm theo ngứa ngáy. Ban đầu, người mắc bệnh thường có mắt đỏ ở mắt một bên, sau đó triệu chứng lan sang mắt còn lại. Các triệu chứng phổ biến:

– Cảm giác khó chịu trong mắt.

– Cảm giác cộm trong mắt tựa như có cát.

– Mắt nhiều gỉ (tiết mắt), đặc biệt vào buổi sáng khi thức dậy, mắt khó mở do gỉ dính chặt.

– Màu gỉ mắt có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể là màu xanh hoặc màu vàng.

– Sưng nề mi mắt.

– Mắt đỏ do sự cương tụ của các mạch máu.

– Đau nhức và cảm giác nổi cộm trong mắt.

– Tăng tiết nước mắt.

Một số trường hợp viêm kết mạc có sự xuất hiện của giả mạc, một lớp màng dai trắng, thường là những trường hợp có thời gian hồi phục lâu hơn so với các trường hợp khác. Khi mắc bệnh đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể phát triển các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, và có thể xuất hiện hạch ở vùng tai.

Thường thì thị lực không bị suy giảm ở người mắc bệnh, tuy nhiên, trong những trường hợp nặng hơn, mắt có thể bị phù đỏ, xuất huyết dưới kết mạc và có màng nhiễm trùng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm: Kính thuốc có tác dụng gì? Lưu ý giúp chọn kính thuốc phù hợp!

Nhận biết đau mắt đỏ và cách phòng ngừa

Cần sớm nhận biết đau mắt đỏ để sớm điều trị

1.4. Cách thức lây bệnh

Bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây truyền qua các hình thức tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh thông qua đường hô hấp, tiếp xúc với nước mắt, nước bọt, tiếp xúc da như bắt tay. Bệnh cũng có thể lây truyền thông qua việc cầm, nắm, chạm vào các vật thể nhiễm bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại, hoặc thông qua việc sử dụng chung các vật dụng và đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, ga trải giường, gối. Khả năng mắc bệnh cũng có thể thông qua việc sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn như ao, hồ, bể bơi. Bệnh cũng có thể lây truyền thông qua thói quen chạm vào mắt, sờ vào mũi hoặc miệng.

Các nơi như bệnh viện, cơ quan, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, phương tiện vận chuyển công cộng như xe buýt, tàu hỏa, máy bay, và bất kỳ nơi nào có mật độ người đông, khoảng cách gần giữa các cá nhân đều có tiềm năng lây truyền bệnh rất dễ dàng.

2. Điều trị bệnh cần lưu ý gì và thời gian điều trị?

2.1. Lưu ý khi đang điều trị bệnh đau mắt

Bệnh đau mắt đỏ thường có sự diễn biến tương đối lành tính và hiếm khi gây ra các vấn đề sau này. Vì vậy, bệnh nhân có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà, tuân thủ đúng hướng dẫn từ bác sĩ và kết hợp với các biện pháp sau:

– Dùng thuốc như bác sĩ đã căn dặn.

– Áp dụng chườm lạnh để giảm cảm giác khó chịu và sưng mí mắt.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng chứa chất diệt khuẩn.

– Tránh sử dụng chung vật dụng như bát đĩa, khăn mặt với người khác.

– Hạn chế chạm vào và dụi mắt, tránh bơi lúc bị bệnh.

– Nghỉ học, nghỉ làm ít nhất trong vòng một tuần để ngăn ngừa lây lan.

Bên cạnh đó, người bệnh nên duy trì một chế độ ăn uống cân đối, bổ sung đủ dinh dưỡng và vitamin từ trái cây, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi. Cần giảm thiểu việc sử dụng thiết bị điện tử để mắt có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục tốt hơn.

Nhận biết đau mắt đỏ và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: 5 Bệnh về mắt thường gặp ở người già

Cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ hưỡng dẫn cách điều trị tại nhà

Mặc dù bệnh đau mắt đỏ thường tự khỏi, nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, có thể kéo dài và gây ra suy giảm thị lực do tác động lâu dài đến giác mạc.

2.2. Từ lúc nhận biết đau mắt đỏ đến khi khỏi mất bao lâu?

Đau mắt đỏ do Adeno virus cần ít nhất 2 tuần để hồi phục hoàn toàn. Diễn biến của bệnh được chia thành hai giai đoạn:

– Giai đoạn cấp: Mắt đỏ, có nhiều dịch mắt và cảm giác khó chịu. Bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính sau 2 tuần.

– Giai đoạn mạn: Mắt mờ do biến chứng ở giác mạc. Có thể là viêm giác mạc biểu mô (nhẹ) hoặc viêm giác mạc nhu mô (nặng). Điều trị tại giai đoạn này sẽ kéo dài thêm.

Không có cách nào giúp triệu chứng giảm nhanh hơn hoặc rút ngắn thời gian bệnh. Vì vậy, người bệnh nên tuyết đối tuân thủ những chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

Đeo kính râm khi bị đau mắt đỏ giúp giảm cảm giác khó chịu và bảo vệ mắt khỏi ánh nắng. Điều này cũng giúp hạn chế việc tiếp xúc tay với mắt và tránh lây lan cho người khác.

3. Phòng bệnh đau mắt đỏ

Để tự bảo vệ khỏi bệnh đau mắt đỏ, mọi người cần tuân thủ các biện pháp sau:

– Sát khuẩn tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay khô.

– Sử dụng riêng khăn mặt khi rửa mặt hàng ngày với nước sạch.

– Thực hiện vệ sinh mắt, mũi, và họng hàng ngày bằng thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, hoặc nước súc họng thường dùng.

– Sát trùng đồ dùng và vật dụng cá nhân của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn thông thường.

– Dừng việc cho tay lên vùng mặt như mắt mũi miệng.

– Không sử dụng chung lọ thuốc nhỏ mắt và các vật dụng cá nhân dễ nhiễm bệnh như khăn mặt, kính mắt.

– Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ hoặc người nghi bị mắc bệnh.

– Người có nguy cơ bị bệnh cao cần hạn chế khoảng cách với người khác và nên đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, và điều trị. Không tự điều trị khi chưa có hướng dẫn từ nhân viên y tế.

Đặc biệt trong thời tiết giao mùa và khi diễn biến bất thường, hãy tự đặt ra ý thức cao về việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, và người thân. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đề phòng bệnh đau mắt đỏ và các dịch bệnh khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *