Nhận biết gãy xương kín

Không giống như gãy xương có hiện tượng chảy máu ngoài da, gãy xương kín thường khó nhận biết cản trở đến quá trình điều trị thậm chí gây biến chứng nguy hiểm như tàn tật. Do vậy, sau chấn thương, cần biết cách xác định gãy xương kín để người bệnh được chữa trị kịp thời cũng như không ảnh hưởng đến chức năng xương khớp sau này.

Bạn đang đọc: Nhận biết gãy xương kín

  • Gãy xương chân kiêng ăn gì và nên ăn gì giúp xương nhanh lành
  • Gãy Xương Tay Có Quan Hệ Được Không & Làm Gì cho Mau Lành?

Nhận biết gãy xương kín

Gãy xương kín khó nhận biết hơn gãy xương hở

Nhận biết gãy xương kín như thế nào?

Gãy xương thường xảy ra sau những chấn thương, va đập như ngã, bị tai nạn, đánh nhau hay gãy xương trong quá trình hoạt động, sinh hoạt… Không phải trường hợp gãy chân nào người bệnh cũng phát hiện kịp thời bởi gãy xương kín diễn ra chủ yếu ở bên trong và không có biểu hiện ngoài da. Người bệnh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu:

  • Đau nặng ở vị trí xương gãy
  • Bộ phận gãy xương bị hạn chế cử động
  • Có thể không cử động được nếu gãy rời hai đầu xương
  • Nếu gãy xương lớn như xương đùi có thể gây đa chấn thương và gây sốc
  • Nắn nhẹ thấy đầu xương gồ lên dưới da, ấn có điểm đau chói
  • Vùng gãy xương phù nền, tràn dịch khớp
  • Gãy ở các chi có thể phát hiện bằng cách quan sát hình dạng chi, độ biến dạng, dài ngắn

Để chắc chắn, sau các chấn thương mạnh hoặc nghi ngờ gãy xương, nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Nhận biết gãy xương kín

Gãy xương có thể xảy ra sau chấn thương, va đập

Khám gãy xương ở đâu tốt?

Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh xương khớp của người bệnh, Bệnh viện Thu Cúc đã xây dựng chuyên khoa cơ xương khớp với hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng và thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X quang để phát hiện tình trạng gãy chân, từ đó được áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bó bột hay can thiệp ngoại khoa. Với hơn 30 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh xương khớp, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan hiện được nhiều người bệnh tin tưởng điều trị bệnh trong đó có gãy chân.

Nhận biết gãy xương kín

>>>>>Xem thêm: Cần lưu ý gì trước và sau khi thay khớp gối bán phần?

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ thăm khám được nhiều người tin tưởng lựa chọn

Trong quá trình chờ xương liền lại, người bệnh cần nghỉ ngơi thường xuyên, hạn chế vận động mạnh cũng như làm việc quá sức. Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống hàng ngày nhất là canxi, magie, phospho, vitamin nhóm B… để xương mau liền và chắc khỏe hơn. Hạn chế rượu bia, thuốc lá, café vì chúng ảnh hưởng nhiều đến quá trình tái tạo xương cũng như ngăn cản hấp thu canxi trong cơ thể. Nếu còn thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *