Mắt lên chắp là bệnh về mắt khá thường thấy. Bệnh gây nên đau đớn ở mí mắt, phù nề bờ mi. Khi sưng to có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và sinh hoạt của người bệnh.
Bạn đang đọc: Nhận biết mắt lên chắp và cách điều trị triệt để
1.Những thông tin cần biết về bệnh chắp mắt
1.1. Thế nào là mắt lên chắp?
Chắp mắt được hình thành khi ống tuyến nhờn trên mi mắt bị tắc nghẽn. Chắp và lẹo mắt thường bị nhầm lẫn với nhau, thậm chí là bị nhầm là 1 bệnh Tuy nhiên, đây là hai bệnh khác nhau. Chắp mắt sẽ sưng to hơn lẹo mắt nhưng lại không đau bằng, một số trường hợp còn không thấy đau. Khi lẹo mắt không lành và khỏi hoàn toàn sẽ gây ra biến chứng sau khi chỗ sưng đó tắc và tạo thành chắp. Ngoài ra, chắp cũng có thể do tình trạng nhiễm trùng thứ phát.
Chắp mắt là bệnh thường gặp trong các bệnh lý về mắt
Khi chắp sưng quá to có thể làm mắt bị mờ và các triệu chứng khác như: sưng to nổi cộm mi mắt, đỏ và đau mắt, cảm giác khó chịu ở vùng kết mạc mắt. Thông thường chắp chỉ sưng từ 2 đến 8 tuần, sau khi xẹp sẽ để lại khối tròn màu đỏ xám to dần theo thời gian dưới kết mạc.
Chắp thường nằm ở phía trong mí mắt. Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ lật mí mắt lên là có thể thấy ngay khối chắp, thậm chí có thể thấy được cả những đầu mủ. Nếu bị đa chắp, người bệnh sẽ có rất nhiều đầu mủ ở 1 hoặc cả 2 mắt.
1.2. Bệnh mắt lên chắp có lây truyền?
Bệnh chắp mắt là một bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu sử dụng chung các đồ dùng mang tính chất cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước,…Vì vậy, khi đã bị bệnh, cần phải luôn ý thức:
– Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tra thuốc và sau khi tra thuốc để tránh lây cho người khác.
– Không dùng chung các loại đồ cá nhân với người khác
– Không nên tiếp xúc gần với nhiều người, nhất là trẻ em khi đang bị bệnh
– Nên có không gian sinh hoạt riêng, cách xa mọi người trong gia đình
– Nếu chẳng may đã tiếp xúc với người khác, nên nhắc nhở họ rửa tay, rửa mặt sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, thay quần áo để tránh lây nhiễm cho họ.
1.3. Nhưng ai hay bị lên chắp mắt?
Ai cũng có thể có khả năng mắc bệnh chắp mắt. Tuy nhiên, những người có các yếu tố sau sẽ có khả năng bị mắc bệnh cao hơn so với những người khác:
– Những người bị viêm bờ mi mạn tính
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây nhìn đôi (song thị)
Rất nhiều người từng bị bệnh chắp mắt
– Những trường thời gian trước đây đã từng bị lên chắp hoặc lẹo cũng có khả năng cao bị tái lại bệnh
– Người hiện đang có những bệnh khác như tiểu đường
– Người thường xuyên trang điểm mắt nhưng không tẩy trang sạch sẽ vùng mắt.
– Người dùng các loại mỹ phẩm không đảm bảo dành cho vùng mắt cũng có khả năng bị lên chắp ở mắt.
2. Cách chữa trị và phòng tránh tái nhiễm bệnh
2.1. Cách điều trị bệnh mắt lên chắp
Chắp mắt xuất phát từ việc tuyến sụn của mi bị tắc làm cho các chất bã dầu ứ đọng lại và lấn sang các vùng mô ở lân cận gây nên tình trạng viêm hạt mạn tính.
Chắp mắt có thể được điều trị như sau:
– Khi mới hình thành chắp, bệnh nhân có thể chườm nóng để làm giảm cảm giác khó chịu, phù nề trên mắt.
– Dùng thuốc có chứa Corticoid đối với trường hợp chắp to và dai dẳng theo như chỉ định của bác sĩ.
– Đối với những chắp to và sâu ở bên trong mí mắt, đã bị nhiều lần, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định nạo hết phần chất nhầy bên trong để tránh bệnh tái lại.
Người bệnh cần lưu ý, ung thư biểu mô tuyến bã cũng có những biểu hiện như của chắp mắt nên hay bị chẩn đoán nhầm. Chính vì vậy, nếu tình trạng chắp mắt vẫn tái đi tái lại nhiều lần không khỏi thì cần phải lấy khối chắp để đi xét nghiệm giải phẫu bệnh lý (xét nghiệm mô bệnh học). Đặc biệt đối tượng là người lớn tuổi thì càng cần cân nhắc làm các xét nghiệm này để làm cơ sở nhằm chẩn đoán các bệnh lý ung thư như ung thư biểu mô tế bào đáy hoặc ung thư biểu mô tuyến bã.
Người bệnh cần lưu ý, khi thấy những dấu hiệu của bệnh lẹo, chắp trên mắt nên đi khám tại các cơ sở, bệnh viện có chuyên khoa mắt để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác.
Thông thường bệnh này sẽ có thể tự khỏi được nếu bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ đúng cách và luôn cẩn thận giữ gìn, tránh bệnh tăng nặng hơn.
>>>>>Xem thêm: Cách chọn kính viễn thị phù hợp nhất
Cần đi khám để được bác sĩ kê đơn điều trị bệnh chắp mắt
Khi bác sĩ kê đơn thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng thời gian và liều lượng thuốc. Không tự ý tăng liều nếu thấy bệnh lâu khỏi hoặc giảm/bỏ thuốc nếu thấy bệnh đã khỏi. Nếu không nghiêm túc điều trị, bệnh có thể tăng năng hơn hoặc tái phát nhanh hơn vào lần sau. Ngoài ra, khi tra thuốc vào mắt, bệnh nhân nên rửa tay thật sạch sẽ trước khi tra. Tuyệt đối không dùng các loại kính áp tròng trong thời gian đang điều trị bệnh.
Những người mắc bệnh mắt lên chắp cũng nên đặc biệt lưu ý, không được tự ý mua thuốc về tra mắt, không đắp các loại lá hoặc thuốc bất kỳ mà không xác định được nguồn gốc xuất xứ, không được tự ý nặn bóp mủ ở nhà. Làm như vậy có thể khiến cho tổn thương mắt bị lan rộng ra, tình trạng nặng hơn, có thể để lại sẹo, quặp mi, khó chữa lành hơn và dễ tái phát hơn.
2.1 Làm sao phòng tránh được chắp, lẹo?
– Trong thời gian bị bệnh, không được dụi mắt vì có thể làm mắt bị ngứa nặng hơn và lây lan ra vùng rộng hơn.
– Nên đeo các loại kính để bảo vệ mắt mỗi khi đi ra đường.
– Không nên đi nhiều ngoài đường vào những giờ có nhiều khói xe cộ, bụi bẩn hoặc đến những nơi có không khí bị ô nhiễm.
– Nên tẩy trang vùng mắt thật sạch sẽ sau mỗi lần trang điểm.
– Khi mắt có dấu hiệu đau nhức mỏi, nên đi khám để chữa trị nhanh chóng, kịp thời, không nên để lây lan sang tuyến dầu và tăng nặng.
– Hạn chế tuyệt đối việc dùng các loại đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, đồ trang điểm, bông tẩy trang chung với người khác.
– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, tạo thói quen không dùng tay đưa lên chạm vào vùng mặt.
Bài viết trên đây đã nên ra những thông tin về bệnh mắt lên chắp. Mong rằng sẽ hữu ích với nhiều bạn đọc trong việc chữa bệnh và phòng căn bệnh khó chịu này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.