Nhận biết răng bị lão hóa và cách phòng ngừa

Răng bị lão hóa là giai đoạn tất yếu xảy đến với hàm răng do sự thay đổi tuổi tác. Tuy nhiên, thời điểm, tốc độ diễn ra lão hóa răng của mỗi người lại không giống nhau. Vậy phải làm sao để nhận biết răng bị lão hóa và đâu là cách phòng ngừa?

Bạn đang đọc: Nhận biết răng bị lão hóa và cách phòng ngừa

1. Thế nào là răng bị lão hóa?

Lão hóa răng miệng là tình trạng không thể tránh khỏi. Răng bị lão hóa sẽ xuất hiện những thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi này được thể hiện ở cả bề mặt ngoài và bên trong của răng. Ví dụ như răng bị ố vàng, viêm lợi hay bị sâu …

Tình trạng răng bị lão hóa có thể dẫn tới một số hiện tượng đau, răng bị lung lay hoặc thậm chí phải đối mặt với nguy cơ rụng răng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các mô lợi xung quanh cũng như các hoạt động thường nhật.

2. Những dấu hiệu nhận biết răng bị lão hóa

Khi bắt đầu quá trình lão hóa, các cơ quan tạo liên kết nướu và răng sẽ bị giảm, kéo theo một số hiện tượng. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết răng bị lão hóa:

2.1 Răng nhạy cảm hơn

Nhận biết răng bị lão hóa và cách phòng ngừa

Răng lão hóa sẽ trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi sử dụng những đồ quá lạnh, chua hay ngọt.

Trong 3 lớp cấu tạo của răng, men răng nằm ở vị trí ngoài cùng. Khi phần men răng suy yếu, ngà răng và tủy răng ở trong sẽ mất đi sự bảo vệ vững chắc, dễ bị xâm nhập và tấn công hơn. Đặc biệt, tủy là nơi chứa nhiều các dây thần kinh và mạch máu đóng vai trò nuôi dưỡng cho răng. Khi tủy bị ảnh hưởng, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi sử dụng những đồ quá lạnh, chua hay ngọt.

2.2 Bề mặt răng ố vàng

Ở giai đoạn lão hóa, men răng ngày càng suy yếu cũng là cơ hội cho các phân tử màu có trong thực phẩm xâm nhập. Điển hình như các loại trà, cà phê hay socola, … Điều này được thể hiện rõ nhất là qua những khách hàng trung tuổi với hàm răng bị ngả màu, bề mặt ố vàng.

2.3 Bề mặt răng xuất hiện nứt nhẹ

Khi men răng bị mòn do khoang miệng chứa nhiều axit sẽ dẫn tới việc răng bị giòn. Từ đó, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện những vết nứt. Bên cạnh đó, việc mất men răng cũng đồng nghĩa với răng sẽ bị ố màu. Bề mặt răng không còn độ sáng bóng như trước. Do đó, ngay từ độ tuổi thiếu niên, ta nên có ý thức hơn về việc giữ gìn răng miệng.

2.4 Răng lỏng lẻo

Viêm lợi, chảy máu chân răng là một trong những biểu hiện khi bị lão hóa răng. Và 2 triệu chứng này cũng sẽ kéo theo tinh trạng răng lỏng lẻo. Thậm chí răng có khả năng phải đối mặt với bệnh viêm nha chu. Nguyên nhân chính dẫn tới điều này chính là bởi quá trình vệ sinh răng miệng chưa được đảm bảo. Nhiều cặn bẩn và thức ăn thừa không được làm sạch lâu ngày sẽ tích tụ, hình thành cao răng dày. Cao răng nhiều sẽ gây kích thích lợi, tạo nên viêm nhiễm trong khoang miệng.

2.5 Răng mắc các bệnh lý

Sự lão hóa của răng miệng kéo theo rất nhiều vấn đề. Điển hình là răng bị tụt nướu, giảm tiết nước bọt. Đây chính là những điều kiện lý tưởng để vi khoản dễ dàng xâm nhập, gây nên các bệnh lý. Ví dụ như hôi miệng, sâu răng, tụt nướu, … Những căn bệnh này gây rất nhiều cản trở, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày và cần được điều trị sớm.

3. Nguyên nhân khiến răng bị lão hóa

Răng bị lão hóa có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau:

3.1 Phương pháp vệ sinh răng miệng chưa đúng

Khi khoang miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ là cơ hội cho vi khuẩn tích tụ. Đây cũng chính là lý do gây nên những mảng bám, cao răng dày đặc. Nếu không được xử lý kịp thời, cấu trúc răng sẽ dần bị phá hủy.

Những sai lầm điển hình mà nhiều người gặp phải trong quá trình chăm sóc răng miệng chính là dùng bàn chải đầu lông quá cứng và đánh răng quá mạnh. Những hành động này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình bào mòn, suy yếu của men răng, tay tổn thương nướu và có thể dẫn tới nhiều bệnh lý.

3.2 Sử dụng nhiều các thực phẩm có hại

Chế độ ăn uống là một tác nhân rất lớn với quá trình lão hóa răng miệng. Các loại thực phẩm chứa nhiều axit như kim chi, dưa muối, đồ chua, … hãy đồ chứa nhiều tinh bột, quá lạnh, quá nóng, … đều là những nguyên nhân gây hại tới men răng. Đặc biệt, những người trong độ tuổi lão hóa răng cần hạn chế tối đa những thực phẩm này. Khi thường xuyên sử dụng, chúng sẽ thúc đẩy quá trình răng bị lão hóa diễn ra nhanh hơn.

3.3 Răng miệng không được kiểm tra định kỳ

Tìm hiểu thêm: Thông tin cần biết về ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Nhận biết răng bị lão hóa và cách phòng ngừa

Không kiểm tra nha khoa định kỳ khiến răng bị đẩy nhanh quá trình lão hóa

Nếu không có thói quen kiểm tra nha khoa định kỳ, vậy thì ta hãy bắt đầu nó ngay từ hôm nay. Việc kiểm tra nha khoa định kỳ sẽ giúp tình trạng sức khỏe răng miệng luôn được kiểm soát. Nếu không kiểm tra răng miệng đều đặn, nếu có bệnh lý xảy ra sẽ rất khó phát hiện sớm. Từ đó dẫn tới quá trình điều trị không thể được thực hiện kịp thời. Từ đó, nguy cơ hàm răng bị lão hóa sớm sẽ cao hơn.

4. Phương pháp phòng tránh lão hóa răng

Nhận biết răng bị lão hóa và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Điểm danh các mốc khám thai định kỳ mẹ bầu chớ bỏ qua

Đánh răng từ 2 – 3 lần / ngày vào buổi sáng và tối cùng kem đánh răng để làm chậm quá trình lão hóa

Răng lão hóa là một điều tự nhiên không thể tránh khỏi. Thế nhưng, ta hoàn toàn có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc để làm chậm lại quá trình này:

– Đánh răng từ 2 – 3 lần / ngày vào buổi sáng và tối cùng kem đánh răng.

– Chọn loại bàn chải đánh răng có đầu lông mềm, thao tác nhẹ nhàng theo vòng tròn, không chải theo chiều ngang để tránh tổn thương men răng.

– Kết hợp sử dụng cả chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Súc miệng bằng nước sạch sau mỗi bữa ăn.

– Hạn chế tối đa những loại thức ăn có màu đậm, những chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn. Ví dụ như cà phê, socola, thuốc lá, …

– Rèn thói quen thực hiện khám nha khoa định kì 6 tháng / lần để sức khỏe răng miệng được kiểm soát

Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp mọi người có cho mình một chế độ chăm sóc tốt để giảm nỗi lo với vấn đề lão hóa răng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *