Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm chân răng

Viêm chân răng được đánh giá là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm chân răng giúp mọi người có thể chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng của bệnh. Tìm hiểu ngay!

Bạn đang đọc: Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm chân răng

1. Viêm chân răng là gì?

Viêm chân răng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các tổ chức quanh chân răng. Đây là bệnh lý thường gặp trong nha khoa với tỷ lệ người mắc lên tới hơn 30% trên toàn cầu.

Bệnh viêm chân răng có thể diễn ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là ở những người không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc không có ý thức bảo vệ sức khỏe răng miệng. Vi khuẩn từ các mảng bám, cao răng sẽ phát triển mạnh mẽ, tấn công nướu và các mô răng. Khi bị bệnh, mọi người thường gặp phải tình trạng sưng tấy vùng nướu, đau nhức, tụt lợi, hôi miệng… Theo thời gian, tổn thương quanh răng diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng và có nguy cơ mất răng.

Có hai dạng viêm chân răng thường gặp ở mọi người là viêm chân răng mạn tính và viêm chân răng cấp tính. Viêm chân răng cấp tính thường biểu hiện thành các cơn đau, sưng tấy dữ dội trong thời gian ngắn. Viêm chân răng mạn tính thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài. Đây là bệnh có diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.

Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm chân răng

Viêm nhiễm xảy ra ở các tổ chức quanh răng được gọi là viêm chân răng

2. Dấu hiệu viêm chân răng

Viêm chân răng là giai đoạn nguy hiểm của bệnh viêm lợi. Viêm lợi không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm chân răng với các triệu chứng như sau:

– Sưng tấy nướu răng

– Đau nhức chân răng

– Lợi sưng đỏ

– Lợi có mủ

– Chảy máu lợi

– Tụt lợi

– Hở cổ và chân răng

– Răng ngả màu, ố vàng

– Hôi miệng

– Răng lung lay…

Sốt cao có thể xảy ra trong trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, đối với các trường hợp bị viêm chân răng cấp tính. Người mắc viêm chân răng có thể gặp phải một hoặc một vài tình trạng kể trên. Sưng tấy nướu, đau nhức răng ở giai đoạn đầu thường rất dễ bị chủ quan khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm chân răng

Sưng tấy, đau nhức vùng nướu và chân răng là các dấu hiệu viêm chân răng thường gặp

Theo các bác sĩ nha khoa, viêm chân răng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như áp xe quanh răng, mất răng, viêm tủy răng, nhiễm trùng huyết… Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, mọi người cần tới các cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị viêm chân răng với phác đồ phù hợp nhất.

3. Điều trị viêm chân răng

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Về cơ bản, viêm chân răng thường được điều trị bằng việc:

3.1. Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc có thể được kê đơn để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ở nhiều người. Hiện nay, các bác sĩ thường sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc chứa corticosteroid, thuốc giảm đau, hạ sốt… Thuốc sử dụng để điều trị viêm chân răng cần được kê đơn với loại, liều lượng phù hợp và an toàn. Mọi người không nên tự ý sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng viêm nhiễm của bản thân mà cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Các xét nghiệm khi mang thai phổ biến nhất mẹ bầu cần biết

Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm chân răng

Điều trị viêm chân răng bằng một số loại thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ

3.2. Điều trị tại nha khoa

– Lấy cao răng

Đối với trường hợp viêm chân răng nhẹ, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng miệng và lấy cao răng. Điều này giúp loại bỏ mảng bám, cao răng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công các tổ chức quanh chân răng. Tuy nhiên chỉ lấy cao răng thôi là chưa đủ, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng khoa học tại nhà để cải thiện viêm nhiễm.

– Ghép vạt lợi

Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng miệng, nạo bỏ nướu và các mô bị viêm nhiễm. Sau đó, tiến hành cấy ghép nướu để phục hồi nướu răng khỏe mạnh, đảm bảo nướu chắc chắn, ôm khít và bảo vệ chân răng tốt hơn.

– Dẫn lưu khối mủ

Áp dụng đối với những người có ổ mủ, áp xe chân răng. Dẫn lưu khối mủ được thực hiện bằng việc sạch bỏ chân răng để bác sĩ có thể hút mủ ra ngoài. Sau đó, các bác sĩ sẽ làm sạch kỹ lưỡng răng miệng và sử dụng một số loại thuốc để chống viêm nhiễm, nhiễm trùng cho vùng chân răng.

– Lấy tủy răng

Nếu viêm chân răng ăn sâu vào tủy răng, việc lấy tủy răng kịp thời là vô cùng cần thiết để bảo vệ các mô răng khỏe mạnh khác. Đối với trường hợp này, tủy răng bị viêm nhiễm sẽ được loại bỏ và tiến hành trám bít ống tủy để khôi phục chức năng cũng như thẩm mỹ cho răng. Một số trường hợp có thể được chỉ định bọc răng sứ phía trên thân răng để khắc phục thẩm mỹ, đặc biệt đối với răng sứt mẻ lớn hoặc ngả màu nghiêm trọng.

– Nhổ răng

Áp dụng trong trường hợp điều trị bằng các phương pháp khác không mang lại hiệu quả, viêm chân răng nghiêm trọng, tụt lợi nhiều… Bác sĩ sẽ phải nhổ bỏ răng đã bị tổn thương quá nhiều do viêm chân răng. Để đảm bảo không bị xô lệch các răng khác cũng như hạn chế tiêu xương hàm, trồng răng Implant là giải pháp thường được bác sĩ khuyến khích lựa chọn. Trồng răng giúp đảm bảo khả năng ăn nhai của hàm răng và khôi phục thẩm mỹ vượt trội.

Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm chân răng

>>>>>Xem thêm: Thời hạn của vòng tránh thai và thời điểm đặt vòng hiệu quả

Điều trị viêm chân răng tại nha khoa với bác sĩ chuyên môn cao

Song song với việc điều trị bằng các phương pháp bác sĩ chỉ định, mọi người cũng cần xây dựng ý thức vệ sinh và chăm sóc răng miệng khoa học tại nhà để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát dai dẳng.

Trên đây là những dấu hiệu viêm chân răng mọi người có thể dễ dàng nhận biết. Chủ động thăm khám sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng trước các biến chứng mà viêm chân răng gây ra. Bạn nên tìm tới các cơ sở nha khoa có uy tín, bác sĩ chuyên môn cao để được khám và điều trị đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *