Nhận biết sớm dấu hiệu ho gà ở trẻ em

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được chữa trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nhận biết sớm dấu hiệu ho gà ở trẻ cũng như cách điều trị bệnh ho gà tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.

Bạn đang đọc: Nhận biết sớm dấu hiệu ho gà ở trẻ em

Những DẤU HIỆU HO GÀ Ở TRẺ EM cần nhận biết sớm

Nhận biết sớm dấu hiệu ho gà ở trẻ em

Trẻ bị ho gà thường ho dai dẳng sau đó nặng dần, cắt cơn ho bé lại ho, kèm theo khò khè, khó thở,… (ảnh minh họa)

Khi trẻ bị ho gà, thời gian đầu bé thường có những cơn ho nhẹ kéo dài từ 7 – 10 ngày, sau đó những cơn ho ngày càng nặng hơn.

Bé ho nhiều, bị sổ mũi và có tiếng khò khè trong khi thở, cuối cơn ho thường có đờm, dãi và bị nôn.

Sau cơn ho, bé thường bị đỏ bừng mặt hay tím tái do bị suy hô hấp – đây là giai đoạn bệnh đã chuyển nặng, bé có thể bị ngạt do không thở được.

Căn bệnh này càng nguy hiểm hơn đối với trẻ sơ sinh do các bé chưa thể nói ra những cảm giác trong cơ thể và có sức đề kháng yếu. Ngoài chứng suy hô hấp, bệnh ho gà còn có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não… nếu không được điều trị kịp thời.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH HO GÀ Ở TRẺ EM

Tìm hiểu thêm: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có kiêng gió không? Có kiêng nước không?

Nhận biết sớm dấu hiệu ho gà ở trẻ em

Trẻ bị ho gà cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé như viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não…. (ảnh minh họa)

Bệnh ho gà nếu được điều trị sớm trong 7 ngày đầu sẽ nhanh hồi phục hoàn toàn và không có biến chứng. Bởi vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện ho gà, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để điều trị thay vì tự ý cho bé uống bất kỳ loại thuốc ho nào.

Ngoài ra, để tránh làm bé bị ho nhiều hơn, nên chú ý giữ ấm cho bé. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đảm bảo trong phòng nơi bé nằm nghỉ yên tĩnh, thoáng khí và không có bụi.

Cha mẹ hãy cho bé uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều bởi trẻ bị ho gà còn có thể bị đau đầu, chóng mặt, thiếu nước… Trẻ bị nôn cũng dẫn đến mệt mỏi và chán ăn, khi đó cần cho trẻ ăn ít nhưng ăn nhiều lần trong ngày để không bị thiếu chất.

Không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá để tránh làm ho nhiều hơn.

Luôn vệ sinh răng, miệng và mũi, họng cho bé bằng nước muối sinh lý ấm.

Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng bằng các loại thức ăn dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp, sữa… để làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Tuy nhiên, những chú ý trên chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị ho gà, quan trọng nhất là cho bé uống thuốc đặc trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Biện pháp phòng bệnh cho trẻ

Nhận biết sớm dấu hiệu ho gà ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Cách chữa viêm họng cho trẻ cha mẹ nên biết

Việc tiêm phòng vacxin ho gà cho trẻ là việc làm rất cần thiết có thể giúp phòng đến 90% nguy cơ mắc bệnh, bên cạnh đó việc thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ cũng giúp phát hiện sớm và có biện pháp xử trí kịp thời tốt nhất cho bé. (ảnh minh họa)

Cách tốt nhất để trị bệnh chính là phòng bệnh, cha mẹ hãy cho bé tiêm phòng 3 mũi vacxin ho gà đầy đủ khi bé đủ 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi, điều này có thể phòng đến 90% nguy cơ bệnh.

Ngoài ra bệnh ho gà rất dễ lây lan qua đường hô hấp, qua những hạt nước bọt khi trẻ ho và dịch mũi của trẻ. Do vậy, nếu thấy bé có biểu hiện nghi ngờ bị ho gà, ba mẹ nên cách ly trẻ với những trẻ khác để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.

Vế sinh tay, cơ thể cho bé sạch sẽ đặc biệt là sau khi bé ho, hắt hơi và sau khi đi vệ sinh.

Nên cho con đi thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, đặc biệt lựa chọn cơ sở y tế uy tín và cho con đi thăm khám sớm với bác sĩ Nhi khoa nếu bé có triệu chứng ho dai dẳng không khỏi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *