Nhận biết sớm những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường nhập viện với những triệu chứng và dấu hiệu không điển hình. Nhưng đó có thể là dấu hiệu gợi ý những bệnh lý nặng mà bé cần phải được xử trí kịp thời vì nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nhận biết sớm dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, để sớm đưa con đi thăm khám kịp thời.

Bạn đang đọc: Nhận biết sớm những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

1.Vì sao cần nhận biết sớm những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Nhận biết sớm những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường nhập viện với những triệu chứng và dấu hiệu không điển hình nhưng đó có thể là dấu hiệu gợi ý những bệnh lý nặng. (ảnh minh họa)

Một số bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đôi khi không biểu hiện rõ ràng như bệnh viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi,… vì vậy rất nhiều bậc phụ huynh đã xem nhẹ bệnh và thường đưa con đi thăm khám khi bệnh đã ở giai đoạn nặng và khó điều trị.

Việc nhận biết sớm những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ giúp ba mẹ có biện pháp xử trí kịp thời hay đưa bé đến bệnh viện ngay khi cần thiết. Việc làm này giúp hỗ trợ làm giảm các biến chứng nguy hiểm mà bé gặp phải, đồng thời đảm bảo sức khỏe và tính mạng của trẻ, đồng thời giúp điều trị dự phòng và ngăn ngừa bệnh diễn tiến xấu hơn.

Đôi khi việc nhận biết đúng tình huống và có cách xử trí kịp thời là biện pháp tốt nhất mà ba mẹ có thể thực hiện cho bé khi con chưa kịp gặp bác sĩ.

2.Dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tìm hiểu thêm: Bé bị cảm lạnh sổ mũi, bố mẹ chớ chủ quan

Nhận biết sớm những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Nhận biết sớm dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp ba mẹ có biện pháp xử trí đưa bé đi thăm khám kịp thời tránh gây biến chứng nguy hiểm. (ảnh minh họa)

Một số dấu hiệu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ cần nhận biết ngay để có biện pháp xử trí kịp thời và đưa bé đến bệnh viện sớm như:

  • Bỏ bú hoặc bú kém
  • Co giật
  • Lơ mơ hoặc hôn mê
  • Giảm hoặc ít cử động khi kích thích
  • Thở nhanh (> 60 lần/phút)
  • Thở rên
  • Rút lõm ngực nặng
  • Tăng thân nhiệt > 38o C
  • Hạ thân nhiệt
  • Cơ thể tím tái

Cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời.

3.Điều trị dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 

Việc đầu tiên là phải đảm bảo thông đường thở và đảm bảo thông khí tốt. Thở oxy qua cannula mũi nếu trẻ bị tím hoặc suy hô hấp nặng hoặc thiếu oxy máu (SaO2 ≤ 90%).

Bóp bóng qua mặt nạ có túi dự trữ với oxy (hoặc oxy trộn nếu nguồn oxy không có sẵn) khi trẻ ngừng thở, thở gắng sức hoặc thở chậm (

Đặt catheter nội tĩnh mạch và sử dụng kháng sinh khi cần thiết.

Nếu trẻ lơ mơ, hôn mê, co giật phải thử đường huyết. Sau đó điều trị hạ đường huyết khi đường huyết

Nhận biết sớm những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

>>>>>Xem thêm: Thông tin để lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường nêu trên ba mẹ nên đưa con đi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa sớm. (ảnh minh họa)

Nếu trong trường hợp trẻ sơ sinh co giật, hãy lưu ý đến một số nguyên nhân sau:

  • Bệnh não thiếu oxy
  • Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
  • Hạ đường huyết
  • Hạ calci huyết

Khi đó trẻ cần được xử trí cấp cứu kịp thời đảm bảo:

  • Hỗ trợ hô hấp
  • Đảm bảo tuần hoàn
  • Nếu có hạ đường huyết, tiêm mạch chậm glucose 10% với liều 2ml/kg. Nếu chưa đo được đường huyết, có thể tiêm đường theo kinh nghiệm.
  • Tầm soát nhiễm trùng thần kinh trung ương,…

Các trường hợp có dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viên ngay để con chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Nếu có thắc mắc cần giải đáp hay muốn đăng ký khám cho bé tại Thu Cúc, mẹ chỉ cần liên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *