Ung thư vòm mũi họng là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong. Việc nhận biết sớm căn bệnh này sẽ giúp tăng khả năng điều trị hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, hãy chủ động tìm hiểu về căn bệnh này để có thể phát hiện sớm các triệu chứng và đi khám kịp thời.
Bạn đang đọc: Nhận biết sớm ung thư vòm mũi họng để điều trị hiệu quả
1. Ung thư vòm mũi họng là căn bệnh như thế nào?
Ung thư vòm mũi họng (Nasopharyngeal Carcinoma – NPC) là khối u ác tính xuất phát từ biểu mô phủ của vùng vòm mũi họng. Các tế bào ác tính này ban đầu chỉ nằm trong vùng vòm mũi họng, sau đó bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành các khối u ung thư có thể lan đến các hạch bạch huyết, gan, phổi và xương.
NPC rất khó phát hiện sớm. Điều này có thể là do các triệu chứng của bệnh khá tương đồng với các bệnh mũi họng phổ biến khác.
Hình ảnh nội soi khi bị ung thư tại vòm mũi họng
2. Những nguyên nhân hình thành NPC
Nguyên nhân chính của căn bệnh này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Dưới đây là một số yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của căn bệnh này:
2.1. Yếu tố di truyền
Những người có tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư tại vùng vòm mũi họng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, loại ung thư này thường xuất hiện ở người dân thuộc khu vực Trung Quốc, Đông Nam Á và Bắc Phi.
2.2. Nhiễm virus Epstein-Barr (EBV)
Dựa trên một số nghiên cứu, NPC có mối liên hệ mật thiết với Epstein – Barr Virus (EBV). Khi một tế bào bị nhiễm EBV, DNA của loại virus này có thể trộn lẫn với DNA bình thường của con người. Sau đó, DNA của virus có thể khiến cho các tế bào phân chia và phát triển một cách bất thường, tạo nên nguy cơ mắc NPC. Tuy nhiên, điều này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu và không phải cứ nhiễm Epstein – Barr virus cũng dẫn đến nguy có mắc NPC
Bên cạnh đó, dựa trên đánh giá kết quả sức khỏe của người bệnh đang mắc NPC, các bác sĩ phát hiện ra 2 yếu tố:
– Sự tăng cao kháng huyết thanh anti-EBV có trong máu của các bệnh nhân.
– Sự có mặt của ADN của Epstein – Barr virus trong nhân các tế bào ung thư.
Hai yếu tố này càng khẳng định mối quan hệ giữa Epstein – Barr virus và nguyên nhân gây bệnh NPC.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng phụ của hóa trị
Virus Epstein – Barr có mối quan hệ mật thiết với nguy cơ mắc NPC
2.3. Môi trường độc hại
Những người phải làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, tia phóng xạ, cao su, nhựa tổng hợp, bụi gỗ, formaldehyde và khí hơi hóa học,… có nguy cơ cao bị NPC.
2.4. Thói quen ăn uống chứa nhiều thành phần Nitrosamine
Các thực phẩm chứa nhiều muối như cá muối, thịt muối, thịt hun khói, đồ lên men chua,… đều có thành phần Nitrosamine. Đây là chất khiến người bệnh có nguy cơ mắc NPC cao hơn.
2.5. Lạm dụng các chất kích thích
Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, sử dụng chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ mắc NPC. Các chất độc hại trong thuốc lá, rượu bia có thể gây tổn thương cho các tế bào trong vòm mũi họng, dẫn đến sự phát triển của khối u ác tính.
3. Những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư tại vòm mũi họng
NPC thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng. Các triệu chứng này ban đầu thường xuất hiện ở một bên hay một vị trí, sau đó tăng dần ra xung quanh. Khi bệnh phát triển, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
3.1. Đau họng kéo dài
Tình trạng đau họng kéo dài là một trong những dấu hiệu nhận biết NPC. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 tuần và đi kèm các triệu chứng khác như khàn tiếng, nuốt nghẹn,.. người bệnh cần đi khám ngay để được khám và điều trị kịp thời.
3.2. Sưng, xuất hiện hạch vùng cổ
Đây là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết căn bệnh NPC. Các hạch này thường xuất hiện sớm ở vị trí sau góc hàm (hạch Kutner).
3.3. Đau đầu
Thường xuyên bị đau đầu không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng bệnh.
3.4. Các triệu chứng ung thư vòm mũi họng tại tai
– Giảm thính lực.
– Ù tai.
– Viêm tai giữa tái phát.
>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Có cần phải lấy tủy khi bọc răng sứ không?
Ù tai và giảm thính lực là những triệu chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh
3.5. Các triệu chứng tại mũi của ung thư vòm mũi họng
– Ngạt mũi.
– Chảy máu mũi hoặc xì mũi di kèm lẫn máu.
3.6. Các triệu chứng tại mắt
– Nhìn đôi.
– Giảm hoặc mất dần thị lực.
4. Tìm hiểu cách phòng ngừa ung thư vòm mũi họng từ sớm
Bệnh không thể phòng ngừa hoàn toàn, nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tuân thủ những biện pháp sau:
4.1. Tránh tiếp xúc với môi trường và các chất độc hại
– Bạn nên hạn chế sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu bia để giảm nguy cơ phát triển tế bào ung thư. Nếu bạn đang hút thuốc lá hoặc nghiện rượu, hãy cố gắng dần dần giảm bớt và cuối cùng bỏ hoàn toàn.
– Nếu đang phải làm việc trong môi trường độc hại, bạn cần sử dụng đồ bảo hộ lao động tiêu chuẩn cho các nghề nghiệp phơi nhiễm với các chất gây ung thư.
4.2. Lối sống lành mạnh
Chế độ ăn tốt cho sức khỏe và tập luyện thể thao thường xuyên là cách để duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ mắc ung thư tại vòm mũi họng. Đặc biệt, bạn nên chú ý giảm bớt lượng muối trong các bữa ăn, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều Nitrosamine để giảm nguy cơ mắc NPC.
4.3. Sàng lọc ung thư định kỳ
Thực hiện khám sàng lọc định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện bệnh từ sớm. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm ung thư ngay từ khi tổn thương còn nhỏ và người bệnh chưa có triệu chứng. Hãy đến bác sĩ để được khám và xét nghiệm định kỳ, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ cao.
Có thể thấy, ung thư vòm mũi họng là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì hiệu quả điều trị bệnh tương đối khả quan. Vậy nên, việc chủ động phòng bệnh bệnh và đi khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường là vô cùng quan trọng. Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín khám, phát hiện và tư vấn, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh ung thư. Để được giải đáp thêm các thông tin cần biết vui lòng liên hệ tổng đài của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.