Chứng thiếu máu não là mối đe dọa lớn tới sức khỏe và tính mạng rất nhiều người hiện nay. Cả nam và nữ, người trẻ tới người cao tuổi đều có thể găp phải tình trạng này. Nhận biết sớm các triệu chứng để điều trị kịp thời thiếu máu não là vô cùng cần thiết.
Bạn đang đọc: Nhận biết triệu chứng thiếu máu não cùng cách phòng ngừa và điều trị
1. Thế nào là tình trạng thiếu máu não?
Bệnh thiếu máu não còn được gọi với tên khác là thiểu năng tuần hoàn não. Đây là tình trạng lượng máu lưu thông lên não kém, gây thiếu hụt oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng của não. Thiếu máu lên não khiến các tế bào thần kinh không được cung cấp đủ năng lượng. Do đó, cấu trúc, chức năng của hệ thần kinh trung ương cũng chịu tác động tiêu cực, suy giảm.
Mọi đối tượng, mọi giới tính và độ tuổi khác nhau đều có thể bị thiếu máu não. Trong đó, nhóm dễ mắc bệnh nhất bao gồm người lao động trí óc nhiều, người thường xuyên căng thẳng và người cao tuổi. Bệnh thiếu máu não có nguyên nhân chính bởi tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch sẽ gây hẹp lòng mạch máu. Còn thoái hóa đốt sống cổ gây đè ép mạch máu, khiến máu khó lưu thông.
2. Nhận biết các triệu chứng thiếu máu lên não
Căn bệnh này có các biểu hiện khá giống với nhiều căn bệnh phổ biến thông thường như rối loạn tiền đình, viêm xoang hay tình trạng tiền mãn kinh. Chính vì thế, triệu chứng thiếu máu lên não dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua, gây hệ lụy về sau khi bệnh nặng hơn.
Chúng ta có thể nhận biết một số triệu chứng của tình trạng thiếu máu nuôi não bao gồm:
2.1. Triệu chứng thiếu máu não – Mất ngủ
Giấc ngủ của người bệnh kém dần do máu lên não chậm. Tuần hoàn máu lên não tắc nghẽn khiến cho người bệnh ngủ không ngon, khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm…Lượng máu không kịp thời lên nuôi não cũng dễ tác động tiêu cực đến chức năng não bộ. Người bệnh kém tập trung, giảm trí nhớ, thậm chí rối loạn về tâm lý, sa sút tinh thần. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng hướng có thể dẫn tới biểu hiện nghiêm trọng hơn là tình trạng trầm cảm
2.2. Triệu chứng thiếu máu não – Chóng mặt
Một dấu hiệu khác của thiếu maixsu lên não là tình trạng chóng mặt đi kèm hoa mắt xảy ra đột ngột không rõ nguyên nhân, khi cơ thể đang được nghỉ ngơi đầy đủ và khỏe mạnh bình thường. Ngoài chóng mặt, người bệnh có thể bị ù tai cho dù đang ở trong điều kiện yên tĩnh, không tiếng ồn.
Tìm hiểu thêm: Đừng lơ là với căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ
2.3. Triệu chứng thiếu máu não – Thị lực kém đi
Lượng máu di chuyển lên não chậm hoặc tắc nghẽn sẽ khiến giảm nguồn oxi cần thiết cho não. Chức năng não kém đi, ảnh hưởng xấu tới các chức năng khác trong đó có thị lực. Người bệnh thường gặp hiện tượng hoa mắt, nhìn không rõ nét, mờ một mắt hoặc cả hai bên mắt
2.4. Triệu chứng thiếu máu não – Đau đầu
Tình trạng đau đầu không chỉ là biểu hiện của các chấn thương do ngoại lực hay do căng thẳng, bất ổn huyết áp hoặc phụ nữ trong kì kinh… Cơn đau ở vùng đầu còn là một trong các dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh thiếu máu lên não. Cơn đau đầu do máu lên não kém thường gây đau nhói ở một vùng nhất định đầu rồi lan ra khắp đầu. Mỗi khi mới ngủ dậy hay phải vận động nhiều, suy nghĩ nhiều, người bệnh sẽ càng dễ bị nặng đầu, đau đầu.
2.5. Triệu chứng thiếu máu não – Chân tay tê bì
Người bị thiếu máu não thường thấy hiện tượng các đầu ngón tay, chân bị tê bì. Đồng thời xuất hiện cảm giác dưới da như có kiến bò. Ngoài ra còn có cảm giác đau mỏi vai gáy dù chỉ vận động bình thường. Đây là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết sớm tình trạng thiếu máu não hiệu quả nhất.
Với mức độ bệnh nặng, máu lên não thiếu cục bộ nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp tai biến nặng nề hơn như tê liệt, khó nói, cứng hàm, cứng môi,
2.6. Triệu chứng thiếu máu não – Đau sống lưng
Tuần hoàn máu lên não kém cũng gây ra tình trạng đau dọc sống lưng, thấy lạnh sống lưng. Hoặc bị đau dọc theo vai gáy.
3. Các phương pháp chẩn đoán thiếu máu não
Việc chẩn đoán sớm tình trạng thiếu máu nuôi não, cũng như xác định nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò tiên quyết để tránh các rủi ro đáng tiếc.
Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán bệnh:
3.1. Chẩn đoán lâm sàng:
Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng đã từng hoặc đang xảy ra với người bệnh. Đặc biệt là các dấu hiệu nghi vấn thiếu máu não như chóng mặt, mất ngủ, đau đầu, tay chân tê bì …Bác sĩ sẽ dựa trên các thông tin trên để đánh giá theo thang điểm chẩn đoán tình trạng thiếu máu não. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm cận lâm sàng để kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh.
3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng:
Bao gồm các kỹ thuật như: Siêu âm Doppler mạch não, Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner não), Chụp cộng hưởng từ MRI, Điện não đồ, đo lưu huyết não, cùng các xét nghiệm sinh hóa cần thiết…
>>>>>Xem thêm: Biểu hiện viêm dây thần kinh số 5 và cách điều trị
4. Điều trị chứng thiếu máu lên não thế nào?
Nếu nhận thấy bản thân hay người trong gia đình có triệu chứng thiếu máu não, cần sớm đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nội thần kinh để được khám và chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán và xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Nếu phát hiện các bệnh lý nền có liên quan tới thiếu máu lên não, cần điều trị tích cực các bệnh này. Một số căn bệnh dễ gây ra tình trạng thiếu máu não như bệnh tim, xơ vữa động mạch, béo phì,,…
Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc đặc trị và thuốc bổ phù hợp. Kết hợp với áp dụng chế độ dinh dưỡng có lợi. Qua đó giúp người béo phì giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.
ĐIều trị ngoại khoa: Với người bị xơ vữa động mạch, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật để loại mảng xơ vữa bám ở lòng động mạch.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị: Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, xông hơi.
Biện pháp phòng ngừa bệnh: Để phòng bệnh cũng như hạn chế bệnh tái phát, mỗi người cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học,