Nhận biết triệu chứng tiền đột quỵ để phòng ngừa hiệu quả

Đột quỵ có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề cho sức khỏe người bệnh. Do đó, việc nhận biết và theo dõi triệu chứng tiền đột quỵ để sơ cứu và cấp cứu kịp thời vô cùng quan trọng.

Bạn đang đọc: Nhận biết triệu chứng tiền đột quỵ để phòng ngừa hiệu quả

1. Cảnh báo triệu chứng tiền đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng não bộ tổn thương nghiêm trọng do lượng máu cung cấp giảm mạnh, khiến tế bào não thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng. Khi không được cấp đủ máu, tế bào não bắt đầu chết dần trong vài phút và số lượng ngày càng tăng.

Mỗi phút trôi qua, có hàng triệu tế bào não chết do thiếu oxy và dinh dưỡng. Can thiệp y tế càng sớm giúp hạn chế tối đa tế bào não chết, hạn chế biến chứng và tăng khả năng hồi phục. Vì thế, việc nhận biết triệu chứng tiền đột quỵ rất quan trọng, các triệu chứng bao gồm:

1.1. Triệu chứng tiền đột quỵ liên quan đến thị lực

Đột quỵ thường ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh, biểu hiện là nhìn mờ một hoặc cả hai bên mắt, suy giảm thị lực. Điều nguy hiểm là dấu hiệu này không rõ ràng, chỉ người bệnh mới nhận ra nên hãy lắng nghe cơ thể và báo với người thân để có hướng xử lý kịp thời.

Nhận biết triệu chứng tiền đột quỵ để phòng ngừa hiệu quả

Mắt mờ, nhìn kém, đau nhức mắt là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nhất định không được bỏ qua

1.2. Dấu hiệu ở mặt

Dấu hiệu ở mặt là dấu hiệu xuất hiện sớm, dễ nhận ra ở người sắp bị đột quỵ. Khi quan sát mặt sẽ thấy có biểu hiện thiếu cân xứng, nhân trung hơi lệch sang một bên, méo miệng, … Khi cười hoặc nói, bạn sẽ thấy rõ miệng và mặt của người bệnh thiếu cân xứng.

1.3. Triệu chứng tiền đột quỵ liên quan đến giọng nói

Ở người bệnh đột quỵ, triệu chứng ở giọng nói có thể như sau:

– Nói giọng bất thường

– Khó nói

– Miệng mở khó

– Môi lưỡi tê cứng

– Nói những câu khó hiểu

– Khó diễn đạt tròn câu

Nếu nghi ngờ bản thân đang có nguy cơ bị đột quỵ, hãy kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một câu. Nếu như bạn nói líu, dùng sai từ hoặc khó phát âm, hãy cảnh giác vì đây là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

1.4. Dấu hiệu yếu tay, chân, toàn thân

Tình trạng yếu tay, chân do đột quỵ thường xảy ra đột ngột, ở một bên cơ thể. Cảm giác yếu, tê bì tay chân thể hiện rất rõ ràng. Nếu bệnh gây tổn thương vùng não phải, bên trái cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại.

Để kiểm tra khả năng cử động tay chân, bạn hãy thực hiện các động tác đơn giản như nhấc tay, nhấc chân, … Hãy nâng cao cánh tay trong 10 giây, nếu một bên rơi xuống thì khả năng cao đây là tình trạng yếu cơ do đột quỵ.

1.5. Dấu hiệu nhận thức

Tế bào não bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của con người. Dấu hiệu cảnh báo liên quan đến nhận thức bao gồm:

– Rối loạn trí nhớ

– Ù tai

– Không nhận thức được

1.6. Dấu hiệu thần kinh

Đau đầu dữ dội là triệu chứng rõ ràng nhất, xuất hiện sớm cảnh báo căn bệnh này. Cơn đau khiến người bệnh không thể làm việc, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn mửa.

Tìm hiểu thêm: Nguy cơ tim mạch từ chứng rối loạn lipid máu

Nhận biết triệu chứng tiền đột quỵ để phòng ngừa hiệu quả

Khi bị đau đầu dữ dội đến mức không chịu được, hãy nghĩ ngay đến đột quỵ não

2. Những điều tất cả mọi người nên làm để ngăn ngừa đột quỵ

2.1. Tăng cường ăn trái cây, rau xanh, các loại củ

Ăn thường xuyên các loại trái cây, rau củ quả, các loại đậu giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể. Đây là cách hiệu quả để giảm lượng cholesterol, chất béo xấu và natri.

Bạn nên tham khảo chế độ ăn Địa Trung Hải vì đây là chế độ giúp ăn nhiều trái cây, rau củ và được chứng minh tốt cho sức khỏe tim mạch. Chế độ ăn này cụ thể như sau:

– Sử dụng dầu thực vật

– Tăng cường ăn các món giàu vitamin và chất chống oxy hóa

– Kiêng ăn các món nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo có hại và cholesterol

– Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn nhiều bữa trong một ngày

– Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ đóng gói

– Nên nấu ăn tại nhà để kiểm soát thực phẩm, cách chế biến và gia vị

– Hạn chế nấu nướng với nhiều chất phụ gia, gia vị không lành mạnh

2.2. Tránh hấp thụ quá nhiều các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao

Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ đột quỵ. Các thực phẩm mà chúng ta cần hạn chế để bảo vệ sức khỏe bao gồm:

– Thịt đỏ

– Đồ chiên rán

– Lòng trắng trứng

– Nội tạng động vật

– Phô mai

Chúng ta nên chọn các loại thịt trắng bỏ da, cá để thay thế thịt đỏ. Bên cạnh đó, nên tăng cường ăn đậu, đậu Hà Lan hoặc đậu phụ để đa dạng chế độ ăn uống.

Nhận biết triệu chứng tiền đột quỵ để phòng ngừa hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Cơ chế trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim

Tránh ăn nhiều các món chứa nhiều dầu mỡ là cách bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý

2.3. Ăn thực phẩm giàu omega-3 để ngăn ngừa đột quỵ

Omega-3 là chất béo không bão hòa – chất béo lành mạnh có nhiều trong cá, các loại hạt. Chuyên gia khuyến nghị nên ăn ít nhất hai khẩu phần cá béo mỗi tuần bao gồm:

– Cá hồi

– Cá thu

– Cá mòi

– Cá trích

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn thịt chế biến sẵn và nên bổ sung các loại protein lành mạnh có trong:

– Cá tươi

– Thịt nạc

– Thịt gia cầm

– Sữa

– Sữa chua

– Phô mai ít béo

– Đậu phụ

– Hạt

2.4. Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ

Rượu có thể làm huyết áp tăng cao – đây lại là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Liều lượng an toàn nếu bạn muốn uống rượu như sau:

– Không quá 2 ly mỗi ngày (với nam)

– Không quá 1 ly mỗi ngày (với nữ)

2.5. Giảm lượng muối ăn vào

Ngoài việc cắt giảm lượng đường, chất béo bão hòa, chúng ta cũng nên tránh ăn mặn. Giảm lượng muối ăn vào hàng ngày không chỉ giảm nguy cơ đột quỵ mà còn ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị liều lượng muối phù hợp như sau:

– Mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ ít hơn 5 g muối /1 ngày ( ít hơn 1 thìa cà phê muối)

– Những người mắc một số bệnh lý nhất định cần tiêu thụ ít hơn (nên tham khảo ý kiến bác sĩ)

Đột quỵ là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng và đang có xu hướng trẻ hóa trong thời gian gần đây. Mỗi người chúng ta cần nâng cao nhận thức về bệnh để có cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình càng sớm càng tốt. Ngay khi có dấu hiệu cảnh báo, cần đến chuyên khoa Nội thần kinh để thăm khám và chẩn đoán phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *