Nhận biết và xử trí viêm lợi miệng Herpes nguyên phát ở trẻ

Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát ở trẻ là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí viêm lợi miệng do virus Herpes ra sao? Cùng Thu Cúc TCI giải đáp ngay các thắc mắc về bệnh viêm lợi miệng ở trẻ do virus Herpes trong bài viết này nhé. 

1. Dấu hiệu nhận biết viêm lợi miệng Herpes nguyên phát

Nhận biết và xử trí viêm lợi miệng Herpes nguyên phát ở trẻ

Trẻ viêm lợi miệng do Herpes nguyên phát thường bị mệt mỏi, chán ăn, gây ảnh hưởng sức khỏe

Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát là một trong những bệnh viêm lợi cấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Herpes single typ 1 gây nên (HIS-1). Bệnh còn được biết tới tên khác là viêm lợi miệng phồng rộp nguyên phát.

Bệnh viêm lợi miệng do Herpes gây nên thường xảy ra phổ biến hơn ở nhóm trẻ em từ 2 – 5 tuổi. So với nhóm này, các bé dưới 12 tháng tuổi ít mắc hơn nhờ nhận được miễn dịch thụ động từ người mẹ.

Khi bị nhiễm virus Herpes gây viêm lợi miệng, trẻ sẽ ủ bệnh trong khoảng 7 ngày. Sau đó, trẻ mắc viêm lợi miệng do virus Herpes sẽ dần xuất hiện những triệu chứng gồm:

– Sốt cao từ 38 – 39 độ C.

– Xuất hiện các triệu chứng kèm theo gồm: đau đầu, đau miệng, cơ thể khó chịu, khó nuốt.

– Một số trẻ có nổi hạch ở cổ.

– Xuất hiện các nốt mụn nước có màu trắng xám hoặc màu vàng ở má, môi, lưỡi hay mô lợi.

Các dấu hiệu ban đầu kể trên chính là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm miệng lợi do virus Herpes gây nên. Tuy nhiên, ở nhiều trẻ mắc viêm miệng lợi do Herpes, các dấu hiệu ban đầu chỉ xuất hiện thoáng qua, không rõ ràng. Điều này dễ gây tâm lý chủ quan ở phụ huynh, không cho con đi khám sớm. Hệ quả khi bệnh nặng thì thời gian và chi phí điều trị sẽ tăng lên, đồng thời gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ.

2. Cách xử trí khi phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm lợi miệng do nhiễm virus Herpes

Nhận biết và xử trí viêm lợi miệng Herpes nguyên phát ở trẻ

Trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường vùng lợi miệng nên được đi khám bác sĩ

Theo chuyên gia, thuốc đặc trị bệnh viêm lợi miệng Herpes nguyên phát hiện vẫn chưa có. Phác đồ điều trị cho bé viêm lợi miệng do virus Herpes chủ yếu hướng đến làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bội nhiễm.

Cách tốt nhất ngay khi phát hiện trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nghi mắc viêm lợi miệng do nhiễm phải virus Herpes, phụ huynh nên cho bé đi khám bác sĩ. Tại các cơ sở y tế uy tín như Thu Cúc TCI, trẻ sẽ được bác sĩ chuyên khoa Nhi giàu kinh nghiệm khám, chỉ định các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết. Mục đích nhằm chẩn đoán chính xác bệnh và tư vấn phác đồ điều trị riêng, phù hợp với tình trạng và thể trạng của bé.

Đa số trẻ mắc bệnh ở giai đoạn cấp tính đều có thể điều trị bệnh tại nhà theo phác đồ bác sĩ chỉ định. Với trường hợp này, bệnh nhi thường được bác sĩ chỉ định cho bôi giảm đau tại chỗ, dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao, thuốc kháng sinh phòng bội nhiễm toàn thân hay các thuốc giảm triệu chứng khác bé đang mắc phải nếu cần.

Bên cạnh đó, thông qua thăm khám, bác sĩ cũng sẽ tư vấn tới phụ huynh chế độ chăm sóc, sinh hoạt phù hợp để tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh của bé. Phụ huynh cũng cần cho con nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể bé sớm hồi phục, mau hết bệnh viêm lợi miệng do virus Herpes gây nên.

3. Một số bệnh viêm lợi cấp thường gặp ở trẻ

Ngoài viêm lợi miệng do Herpes nguyên phát, trẻ cũng có thể mắc các bệnh viêm lợi cấp khác, bao gồm:

3.1. Viêm lợi khi mọc răng

Đây là bệnh lý thường xảy ra ở trẻ giai đoạn trẻ mọc răng, bệnh chỉ mang tính thời điểm. Các yếu tố như thức ăn thừa tích tụ, vi khuẩn mảng bám có thể góp phần khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Hệ quả có thể gây viêm quanh thân răng hay áp-xe quanh thân răng. Nguy cơ mắc viêm lợi miệng khi mọc răng ở trẻ sẽ giảm dần khi bé lớn khoảng 6 – 7 tuổi, bé bắt đầu mọc răng số 6 và 7.

3.2. Loét áp tơ miệng

Nhận biết và xử trí viêm lợi miệng Herpes nguyên phát ở trẻ

Loét áp tơ miệng là một trong những bệnh viêm lợi cấp hay gặp ở trẻ

Đây là bệnh xảy ra phổ biến hơn ở trẻ từ 10 – 19 tuổi. Nguyên nhân thường do yếu tố miễn dịch, stress, cơ thể bị thiếu hụt các vi tố như sắt, axit folic, vitamin B12…

Khi mắc loét áp tơ miệng, trẻ sẽ xuất hiện các tổn thương loét theo hình tròn hay hình ô van, lõm xuống, bên trên phủ giả mạc trắng và xung quanh là bờ viền đỏ. Vùng tổn thương gây cảm giác đau, nhất là khi bé ăn thức ăn nhiều chu hay mặn. Nếu được hỗ trợ điều trị kịp thời, vùng tổn thương của bé sẽ dần khỏi sau từ 4 – 14 ngày, tùy tình trạng và thể trạng của trẻ.

3.3. Viêm niêm mạc miệng cấp do “thủ phạm” nấm Candida

Viêm niêm mạc miệng cấp do nấm Candida gây nên còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh tưa lưỡi. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ sau khi trải qua một đợt điều trị với thuốc kháng sinh hoặc trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm từ cơ quan sinh dục của người mẹ.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh là những tổn thương bên trong miệng của bé: xuất hiện những mảng trắng dày nổi lên trên bề mặt lợi, niêm mạc má, vòm miệng… Hơn thế, các bề mặt tổn thương có thể còn quan sát thấy tình trạng rớm máu.

3.4. Viêm lợi loét hoại tử cấp tính (ANUG)

Đây là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thường gặp ở trẻ độ tuổi thanh thiếu niên, đôi khi xảy ra ở trẻ 6 – 12 tuổi, các bé dưới 6 tuổi thì hiếm khi mắc phải bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh thường là do trẻ bị stress, suy giảm sức đề kháng hoặc do trẻ gặp phải những tình trạng khác gây thay đổi mối tương quan giữa cơ thể mình với vi khuẩn Borrelia vincenti.

Khi mắc viêm loét hoại tử cấp tính, trẻ thường có biểu hiện đau liên tục, dữ dội và xuất hiện tình trạng hôi miệng. Nguyên nhân là bởi miệng của bé bị tích tụ vi khuẩn và mô hoại tử.  Tổn thương ban đầu xuất hiện ở nhú lợi rồi dần lan rộng ra các bờ lợi ở bề mặt lưỡi và bề mặt môi.

Như vậy, trẻ em là đối tượng có thể bị viêm lợi miệng cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù là nguyên nhân nào thì viêm lợi miệng cấp đều gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của trẻ:

– Khiến trẻ bị đau nhức, khó chịu vùng lợi, miệng, vấn đề ăn uống cũng gặp khó khăn. Nếu không được khám và điều trị kịp thời, trẻ dễ rơi vào tình trạng biếng ăn, bỏ bữa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

– Các bệnh viêm lợi ở trẻ khi xảy ra còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến chất lượng men răng, khiến răng bé thường có màu ngà và dễ bị sâu răng hơn trẻ khác.

Do đó, khi phát hiện trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường nghi mắc viêm lợi miệng Herpes hay các bệnh viêm lợi cấp khác, phụ huynh chớ chủ quan. Hãy đưa bé đến ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, giúp bệnh của bé chóng khỏi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *