Nhận diện hình ảnh đau mắt đỏ qua từng giai đoạn

Hình ảnh đau mắt đỏ thường có sự tiến triển qua ba giai đoạn với những triệu chứng dễ dàng nhận thấy. Tuy không gây ảnh hưởng tới thị lực và diễn ra nhanh chóng nhưng bạn cũng cần phát hiện kịp thời để có hướng điều trị từ bác sĩ nhằm hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý khác về mắt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bạn đang đọc: Nhận diện hình ảnh đau mắt đỏ qua từng giai đoạn

1. Khái quát về bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do vi rút Adenovirus hoặc vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây nên. Bệnh thường gặp vào mùa hè tới cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, giao mùa…

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan qua các con đường như:

– Tiếp xúc với người bệnh qua đường hô hấp, nước bọt, nước mắt, bắt tay. Đặc biệt, nước mắt của người bệnh là nơi ẩn chứa rất nhiều vi rút.

– Cầm, nắm, chạm vào các vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh. Sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.

– Dùng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.

– Thói quen thường xuyên dụi mắt hoặc sờ vào mũi, miệng.

– Những nơi có mật độ người đông, cự ly gần cũng rất dễ làm cho căn bệnh lây lan.

Nhận diện hình ảnh đau mắt đỏ qua từng giai đoạn

Thói quen hay dụi mắt cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm bệnh

2. Hình ảnh đau mắt đỏ phát triển theo các giai đoạn

Bất kì ai cũng đều có khả năng măc bệnh đau mắt đỏ. Thông thường, tình trạng đau mắt đỏ sẽ diễn ra qua 3 giai đoạn chính bao gồm: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn toàn phát và giai đoạn hồi phục.

Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của bệnh sẽ có những biểu hiện, triệu chứng cụ thể. Do đó, bạn cần quan sát thật kỹ dấu hiệu bị đau mắt đỏ, đặc biệt ở trẻ em để kịp thời phát hiện và thăm khám mắt đúng cách nhằm bảo vệ sức khỏe.

2.1. Hình ảnh đau mắt đỏ khi bước vào giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn đầu, báo trước căn bệnh đau mắt đỏ thông qua những dấu hiệu ban đầu của cơ thể khi phản ứng với tình trạng viêm. Thông thường, đau mắt đỏ ở giai đoạn này thường kéo dài từ 2 đến 14 ngày. Các biểu hiện ban đầu thấy được đó là tình trạng bị đau họng, sốt nhẹ, chảy nước mắt, mắt sưng đỏ và ngứa, xuất hiện nhiều gỉ mắt (ghèn) màu xanh lá hoặc vàng.

Nếu không để ý kỹ tới những biểu hiện đau mắt đỏ trong giai đoạn ủ bệnh này, bạn có thể nhầm lẫn với các bệnh lý ở đường hô hấp. Một số dấu hiệu sớm của bệnh đau mắt đỏ trong giai đoạn này bao gồm:

– Người bệnh có biểu hiện sốt, thường là sốt nhẹ và cơ thể mệt mỏi.

– Ho và đau rát họng.

– Nuốt nước bọt kèm ăn uống khó khăn.

– Nổi hạch ở vùng trước tai.

– Nhạy cảm và sợ luồng ánh sáng mạnh.

– Chảy nước mắt, mắt ngứa và bị đỏ nhẹ.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh viêm kết giác mạc mắt

Nhận diện hình ảnh đau mắt đỏ qua từng giai đoạn

Chảy nước mắt, mắt ngứa, đỏ nhẹ là một số biểu hiện ở giai đoạn đầu của bệnh

2.2. Hình ảnh đau mắt đỏ khi bước vào giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát của bệnh đau mắt đỏ thường tiến triển và kéo dài trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày. Đây là giai đoạn mà các dấu hiệu của đau mắt đỏ được thể hiện rõ ràng nhất. Biểu hiện đầu tiên là một hoặc cả hai mắt đều bị đỏ. Ngoài ra, tình trạng đau mắt đỏ có thể không đồng đều nhau, có mắt gặp tình trạng nặng hơn mắt còn lại.

Ngoài ra, đau mắt đỏ trong giai đoạn toàn phát của bệnh còn có các triệu chứng thường gặp khác như:

– Người đau mắt đỏ có cảm giác cộm, vướng ở mắt như có hạt bụi, sạn ở trong mắt.

– Mi mắt sưng nề, xung huyết và có cảm giác ngứa ở trong mắt.

– Chảy nhiều nước mắt

– Xuất hiện nhiều gỉ mắt khiến cho hai mắt dính vào nhau, khó mở mắt mỗi khi thức dậy.

– Chói mắt, sợ và nhạy cảm hơn với ánh sáng.

– Có tình trạng xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc (ít gặp).

– Có hiện tượng viêm họng hạch hoặc xuất hiện hạch ở tay (ít gặp)

Trong giai đoạn toàn phát của bệnh đau mắt đỏ, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhằm hạn chế triệu chứng. Đồng thời, bạn cũng cần tăng cường thời gian nghỉ ngơi cho mắt bằng cách hạn chế sử dụng thiết bị điện tử giúp giảm sự khó chịu cho mắt.

Để hạn chế bệnh đau mắt đỏ lây lan sang cho người khác, bạn không nên sử dụng các vật dụng chung như khăn mặt, bàn chải, dụng cụ ăn uống,… kết hợp với việc đeo khẩu trang khi tiếp xúc cùng mọi người.

2.3. Hình ảnh đau mắt đỏ khi bước vào giai đoạn hồi phục

Giai đoạn hồi phục của bệnh đau mắt đỏ thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Tại giai đoạn này, những triệu chứng của đau mắt đỏ giảm dần, tình trạng mắt cải thiện, lòng trắng của mắt từ màu đỏ sẽ dần chuyển sang trắng và trở về trạng thái bình thường ban đầu của mắt.

Đau mắt đỏ thường lành tính nhưng vẫn có tỷ lệ biến chứng của bệnh là 20%. Cụ thể, đau mắt đỏ có khả năng gây nên tình trạng bị viêm giác mạc, viêm giác mạc chấm, viêm giác mạc sâu hoặc thậm chí để lại sẹo, suy giảm thị lực, khô mắt,… nếu không điều trị đúng cách.

Trong quá trình bị đau mắt đỏ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng hoặc các phương pháp dân gian như: nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông với lá trầu,… Người bệnh cũng không nên tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có sự hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ. Những việc làm này có thể gây ảnh hưởng không mong muốn tới sức khỏe của đôi mắt.

Nhận diện hình ảnh đau mắt đỏ qua từng giai đoạn

>>>>>Xem thêm: Tròng kính chiết suất cao có tốt không?

Bạn cần nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị khỏi căn bệnh đau mắt đỏ

Ngoài ra, hãy chú ý đến các cơ sở khám mắt uy tín để thực hiện khám mắt định kỳ nhằm được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt của bạn, hạn chế nguy cơ dẫn tới các bệnh lý liên quan khác. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để nhận biết các triệu chứng khi bị đau mắt đỏ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần lại liên hệ tới Thu Cúc TCI để được tư vấn tận tình nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *