EBV là một herpesvirrus phổ biến trên toàn thế giới. Chúng có thể sinh sống trong nước bọt và có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Vậy nhiễm EBV có nguy hiểm không là băn khoăn chung được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu.
Bạn đang đọc: Nhiễm EVB có nguy hiểm không?
1. Biểu hiện khi nhiễm EBV
Virus EBV lây truyền qua nước bọt, tức là khi hôn nhau, ăn chung thìa, chung bát nước chấm, chung đũa… có thể bị lây bệnh. Ngoài ra, virus này cũng có thể lây qua máu và dịch tiết của bộ phận sinh dục.
Nhiễm virus EBV người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng sốt, mệt mỏi…
Mặc dù EBV không phải là loại virus quen thuộc nhưng có tới 90% dân số trên thế giới có thể bị nhiễm EBV trong đời mà không hề biết. Lý do là bởi virus này không gây ra triệu chứng gì, các triệu chứng giống như cảm cúm:
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Ớn lạnh
- Sốt từ 38,9 – 40 độ C
- Đau cổ họng
- Nổi hạch cổ
- Amidan sưng to
Xét nghiệm máu cho thấy sự gia tăng bạch cầu. Soi dịch tiết của bệnh nhân phát hiện được virus EBV. Xét nghiệm sinh hóa máu có thể phát hiện những bất thường trong chức năng gan.
2. Nhiễm EVB có nguy hiểm không?
Virus EBV là một virus khá nguy hiểm bởi chúng dễ lây lan và gây biến chứng nặng nề. Cụ thể:
- Virus EBV có thể gây viêm gan; lách to dẫn đến vỡ lách khi hoạt động mạnh.
Tìm hiểu thêm: Cải thiện chứng mất ngủ cuối thai kỳ ở bà bầu
Virus EBV rất nguy hiểm vì nó là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng
- Phá hủy các tế bào hồng cầu gây thiếu máu tán huyết
- Viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm não.
- Nhiễm EBV làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng và một số loại u lympho phát triển nhanh như u lympho Burkitt. Nó cũng có thể liên quan đến u lympho Hodgkin và một số trường hợp ung thư dạ dày.
3. Điều trị virus EBV như thế nào?
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu virus EBV. Việc điều trị nhiễm EBV chủ yếu là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và điều trị các triệu chứng.
Thuốc có thể sử dụng để giảm triệu chứng bệnh như acetaminophen giúp hạ sốt, giảm đau cơ hoặc đau đầu. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng vitamin nhóm B, vitamin C để giúp nâng cao thể trạng.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng của ung thư đại trực tràng rất giống viêm đại tràng, nhưng nhầm lẫn có thể mất mạng
Người bệnh nhiễm EBV cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm giúp bệnh nhân tăng cường khả năng chống lại bệnh.
Virus EBV có khả năng lây lan từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa vì thế cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách:
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc chăm sóc bệnh nhân
- Thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, với đồ dùng của bệnh nhân
- Không ăn chung mâm hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống với bệnh nhân
- Tránh hôn “đối tượng” lạ, không hôn nhau khi một người đang bị bệnh, không hôn vào miệng trẻ.
- Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm nắm được tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm bất thường trong cơ thể (nếu có).