Các loại vi rút đường ruột, vi khuẩn đường ruột và ký sinh trùng gây nên nhiễm trùng đường tiêu hóa. Thường do vệ sinh ăn uống không đảm bảo hoặc lây từ người sang người.
Bạn đang đọc: Nhiễm trùng do các loại vi rút đường ruột
Nhiễm trùng do các loại vi rút đường ruột có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu nư tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng… Cần điều trị bằng việc thay đổi ăn uống và uống nhiều nước nhưng cũng có thể khác nhau tùy vào loại nhiễm trùng.
1. Các loại vi rút đường ruột, vi khuẩn và ký sinh trùng gây nhiễm trùng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng ở đường ruột, chủ yếu do các loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng:
1.1 Các loại vi rút đường ruột gây nhiễm trùng
Có nhiều các loại virus, vi khuẩn đường ruột gây nhiễm trùng, trong đó phổ biến có norovirus xuất hiện trong thực phẩm bị ô nhiễm. Virus này hoàn toàn có khả năng lây từ người sang người.
Ngoài ra còn có rotavirus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ em. Đây là nguyên nhân gây tiêu chảy hàng đầu, khiến trẻ nhập viện. Trẻ nhiễm bệnh khi chạm vào đồ vật nhiễm virus rồi lại cho tay vào miệng.
1.2 Các loại vi rút đường ruột, vi khuẩn đường ruột
Vi khuẩn nhiễm trùng đường ruột gây ngộ độc thực phẩm. Các nguồn vi khuẩn phổ biến bao gồm: E.coli, vi khuẩn kỵ khí sinh bào tử gram dương (perfringens), nhiễm trùng tụ cầu (Staphylococcus), Salmonella…
1.3 Các loại ký sinh gây nhiễm trùng đường ruột
Có nhiều loại ký sinh trùng trong đường ruột, trong đó phải kể đến giun sán. Nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa phổ biến nhất là giardia và cryptosporidiosis. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với phân người trong đất có thể lây các ký sinh trùng này.
Thậm chí ai cũng có thể mắc bệnh nhiễm trùng do bơi hoặc uống nguồn nước bị ô nhiễm. Một số bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể lây từ động vật sang người. Bao gồm bệnh toxoplasmosis do tiếp xúc với phân mèo.
Trong ruột có nhiều loại virus, vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng
2. Nguồn lây nhiễm các loại vi rút đường ruột
Mọi thực phẩm ô nhiễm trên thực tế đều có khả năng gây nhiễm trùng. Tuy nhiên có một vài thực phẩm có nguy cơ cao hơn những thực phẩm khác. Bạn nên lưu ý đến các thực phẩm như: Thịt, trứng nấu chưa chín hoặc sống, trái cây và rau chưa rửa sạch, các loại rau và gỏi sống… Đặc biệt là nguồn nước bị ô nhiễm rất dễ gây nhiễm khuẩn đường ruột. Các sản phẩm thịt và trứng không được bảo quản đúng cách cũng rất dễ mang vi khuẩn, virus có hại.
Thậm chí những người bị nhiễm trùng đường ruột có thể lây vi khuẩn sang thức ăn, khiến người khác cũng nhiễm phải khi tiêu thụ. Bởi vậy nên vệ sinh an toàn thực phẩm là điều cực kỳ quan trọng. Hạn chế ăn chung đồ ăn, sử dụng chung dụng cụ ăn uống với người khác để hạn chế nguy cơ các vấn đề về tiêu hóa.
3. Triệu chứng nhiễm trùng các loại vi rút đường ruột
– Người bệnh bị tiêu chảy, phân nước, nhớt
– Đau quặn bụng, khó chịu
– Buồn nôn hoặc nôn
– Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân
– Đau cơ, sốt nhẹ
– Cảm giác ngứa và bỏng da
– Rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tâm lý
Người bị bệnh tiêu hóa do các loại vi rút đường ruột thường khởi phát đột ngột và kéo dài khoảng một tuần. Người bị nhiễm trùng do vi khuẩn tuy có biểu hiện tương tự như nhiễm virus, nhưng cũng có một số khác biệt như dấu hiệu sốt cao hoặc tiêu chảy ra máu. Nhiễm trùng thường có triệu chứng dễ nhận biết nhất là tiêu chảy, phân có chất nhày, kéo dài cho đến khi được điều trị.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài
Nhiễm trùng tiêu hóa gây triệu chứng phổ biến là đau bụng, tiêu chảy
4. Đối tượng nguy cơ nhiễm các loại vi rút đường ruột
Ai cũng có thể mắc nhiễm trùng đường ruột, đặc biệt là với những đối tượng:
– Trẻ em: Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, có nguy cơ mắc nhiễm trùng các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng cao hơn người trưởng thành.
– Người già: Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của người cao tuổi thường suy yếu, dễ tổn thương khi bị vi khuẩn, virus tấn công.
– Người sống ở khu vực không đảm bảo vệ sinh: Bởi vì đây là môi trường thuận lợi để bệnh nhiễm trùng đường ruột lây lan nhanh chóng.
5. Điều trị nhiễm trùng các loại vi rút đường ruột
Tùy vào từng người, từng tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị cụ thể:
– Đối với nhiễm trùng đường ruột nhẹ: Nếu bệnh do virus gây ra với biểu hiện là tiêu chảy, bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị phức tạp. Thời gian điều trị bao lâu phụ thuộc phần lớn vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể để bù đắp lượng đã mất và hồi phục sức khỏe.
– Đối với nhiễm trùng đường ruột nặng: Khi tình trạng bệnh nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hoặc người bệnh là trẻ em thì cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Khi người bệnh nhiễm trùng đường ruột nặng có thể cần phải nằm viện. Lúc này bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp như truyền dịch tĩnh mạch, sử dụng kháng sinh hoặc biện pháp khác. Thông thường, người bệnh có thể mất vài tuần để cơ thể hồi phục.
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào ngừa nguy cơ viêm đại tràng tái phát?
Điều trị bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ
6. Biện pháp phòng ngừa các loại virus đường ruột
Phù thuộc vào từng loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc sao cho phù hợp. Để điều trị viêm ruột do virus, biện pháp chính vẫn là bù nước và phòng ngừa:
– Bổ sung nước đầy đủ. Liên tục theo dõi tình trạng mất nước để can thiệp kịp thời.
– Người bệnh nên ăn các loại thức ăn nhạt và dễ tiêu hóa như bánh quy giòn, chuối, gạo, táo…
– Tránh các loại đồ uống như rượu, caffeine, sữa, các loại thực phẩm giàu chất béo…
– Nếu tiêu chảy chưa thể uống nước ngay, người bệnh cần truyền tĩnh mạch để bổ sung nước và điện giải.
– Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch sẽ trước khi ăn.
– Người bệnh cần biết các quy tắc rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
Trên đây là thông tin chi tiết liên quan đến các loại vi rút đường ruột. Để phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột, bạn nên rửa tay sạch với xà phòng và nước. Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.