Bệnh nhiễm trùng đường ruột hết sức phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nhiễm trùng ở đường ruột gây các triệu chứng điển hình như đau quặn ruột, tiêu chảy,…
Bạn đang đọc: Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không?
1. Nhiễm trùng đường ruột là gì? Có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng đường ruột là bệnh phổ biến với đặc trưng là tiêu chảy, thường xảy ra liên tục vài ngày. Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống, khi ăn phải thực phẩm có chứa vi khuẩn gây bệnh. Thực phẩm hoặc nguồn nước kém vệ sinh tạo điều kiện cho sinh vật phát triển, khiến người bệnh dễ dàng mắc bệnh. Mỗi mầm bệnh sẽ gây ra nhiễm trùng với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Nhiễm trùng ở đường ruột là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời hiệu quả, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng các cách sau:
– Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi. Nấu chín kỹ những thức ăn có nguồn gốc từ gia cầm, chỉ nên uống sữa tiệt trùng, tránh để thức bị nhiễm bẩn sau khi đã nấu chín.
– Phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn lây lan từ tay sang thực phẩm.
– Chất thải của gia cầm, gia súc, vật nuôi phải được tập trung ở những khu cách ly với nơi sinh sống, để tránh phát tán vi khuẩn gây nhiễm trùng ở đường ruột.
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng trong đường ruột
2. Nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột
2.1 Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột
Các loại vi khuẩn hay gặp: E.coli, salmonella, Campylobacter, Listeria, Bacillus cereus, Vibrio, Clostridium botulinum …
– E. coli: Vi khuẩn E. coli hầu hết là các chủng vô hại, thường được tìm thấy trong ruột của người và động vật. Tuy nhiên, một số chủng có khả năng tiết ra độc tố, gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy ra máu. Nhóm vi khuẩn E.coli thường lây lan thông qua thực phẩm tiếp xúc với phân động vật, nguồn nước ô nhiễm,…
– Vi khuẩn Salmonella: Nhiễm khuẩn Salmonella thường do ăn trứng, các loại thịt như thịt gia cầm, thịt gia súc khi hưa được nấu chín. Triệu chứng điển hình gồm tiêu chảy, đau quặn bụng, sốt, xuất hiện từ 12 – 72 giờ sau khi nhiễm bệnh và phải mất từ 4 – 7 ngày để hồi phục.
2.2 Virus gây nhiễm trùng đường ruột
– Virus noro: Nhiễm trùng đường ruột do virus noro là điển hình của nhiễm trùng do thực phẩm. Trong không gian hạn chế, virus noro có khả năng lây lan giữa người với người. Nhiều trường hợp lây qua nguồn nước hoặc thực phẩm ô nhiễm.
– Virus rota: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng trong đường ruột ở trẻ em trên toàn thế giới. Con đường lây lan chủ yếu do trẻ chạm vào đồ vật nhiễm virus sau đó không vệ sinh mà đưa tay lên miệng ngay. Hiện nay, một số quốc gia đã có sẵn vắc xin phòng ngừa virus rota.
2.3 Ký sinh gây nhiễm trùng đường ruột
Hai loại ký sinh trùng thường gây nhiễm trùng ở đường ruột bao gồm:
– Giardia: Đây là loại ký sinh trùng lây lan thông qua tiếp xúc người với người hoặc do nguồn nước bị ô nhiễm. Đặc biệt, Giardia có khả năng lây nhiễm ở bể bơi công cộng do có đặc tính chống clo.
Cryptosporidiosis: Đây một loại ký sinh trùng có kích thước cực nhỏ với lớp vỏ bên ngoài vững chắc, giúp nó tồn tại trên cơ thể vật chủ và chịu được quá trình khử trùng bằng clo. Có khả năng lây nhiễm ở bể bơi công cộng.
Tìm hiểu thêm: Bệnh sỏi thận – chẩn đoán và điều trị hiệu quả
Có nhiều loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có khả năng ảnh hưởng tới đường ruột.
3. Nguy cơ và triệu chứng nhiễm trùng đường ruột
3.1 Đối tượng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường ruột
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.
– Người lớn tuổi: Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa suy yếu dẫn đến dễ bị tổn thương bởi các loại ký sinh trùng.
– Người sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh: Môi trường thuận lợi để các loại ký sinh trùng phát triển và lây lan.
3.2 Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột
Người bị nhiễm trùng đường ruột gặp triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong số đó, một số dấu hiệu bao gồm:
– Đau bụng.
– Tiêu chảy.
– Buồn nôn.
– Sốt.
– Ớn lạnh.
– Chuột rút.
– Đau đầu.
– Có máu trong phân.
Nhiễm ký sinh trùng có thể kéo dài từ 1-2 tuần hoặc lâu hơn tùy từng tình trạng nặng hay nhẹ.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về kỹ thuật đặt sonde JJ niệu quản
Bệnh nhiễm trùng ở đường ruột gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
4. Cách điều trị nhiễm trùng đường ruột
Đa phần nhiễm trùng gây ra tiêu chảy, nhất là nhiễm trùng do virus, đều có khả năng tự biến mất, không cần dùng thuốc nhưng cần bổ sung nước đầy đủ. Trường hợp người bệnh bị mất nước quá nhiều, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để truyền nước đúng cách.
Phụ thuộc vào loại vi khuẩn, chúng ta sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Trường hợp nhiễm trùng do ký sinh trùng gây bệnh, thì bệnh có thể sẽ được chữa trị bằng thuốc chống ký sinh trùng.
Còn hầu hết bệnh tiêu chảy do sự tấn công của virus thì không cần điều trị. Còn với người có hệ miễn dịch kém, chúng ta có thể dùng thuốc kháng sinh để phòng viêm nhiễm lan ra toàn thân.
Quan trọng nhất trong điều trị bệnh chính là ta cần uống nhiều nước, bổ sung chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn như ăn súp, cháo và dùng nước trái cây không đường nhằm giúp tăng cường hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ, chống lại sự tấn công của các nhân tố gây bệnh.
5. Phương pháp phòng bệnh nhiễm trùng đường ruột
– Luôn ăn chín, uống sôi, thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không quá hạn sử dụng.
– Đối với nguồn gốc thực phẩm từ gia cầm, chúng ta cần phải vệ sinh, nấu chín kỹ.
– Trường hợp các loại gia cầm, gia súc bị mắc bệnh, cần phải được điều trị bằng kháng sinh, khi tiếp xúc với gia cầm, gia súc bệnh, chúng ta phải sử dụng dụng cụ bảo hộ, quần áo, giày khi vào chuồng trại. Tránh ôm ấp hay gần gũi với thú cưng trong nhà khi chúng bị bệnh.
– Chất thải của gia súc, gia cầm…cần xử lý và cách ly an toàn khỏi nơi ta sinh sống, tránh để virus gây bệnh từ môi trường bên ngoài tấn công con người.
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, luôn rửa tay trước khi ăn.
Trên đây là thông tin chi tiết về nhiễm trùng đường ruột. Khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cần thăm khám ngay để được điều trị kịp thời. Đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi là các đối tượng có nguy cơ cao cần được đặc biệt quan tâm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.