Nhiễm trùng đường ruột là gì? Điều trị như thế nào?

Nhiễm trùng đường ruột là gì, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào là những vấn đề nhiều người băn khoăn sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Nhiễm trùng đường ruột là gì? Điều trị như thế nào?

1. Nhiễm trùng đường ruột là gì?

Nhiễm trùng đường ruột còn được biết đến với cái tên khác là nhiễm khuẩn đường ruột hoặc tiêu chảy nhiễm trùng. Đây là bệnh lý tiêu hóa do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống khi tiếp xúc với nguồn nước hoặc thực phẩm chứa tác nhân gây bệnh.

Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào loại mầm bệnh gây ra nhiễm trùng. Chẩn đoán nhiễm trùng dựa trên các triệu chứng sẽ giúp bác sĩ thu hẹp phạm vi xác định các loại tác nhân gây bệnh mà bạn có thể đang mắc để có thể điều trị đầy đủ.

 

Nhiễm trùng đường ruột là gì? Điều trị như thế nào?

Nhiễm trùng đường ruột cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả.

2. Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột

Các triệu chứng thông thường của nhiễm trùng đường ruột là:

2.1 Chán ăn

Hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiêu hóa đều có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.

2.2  Đau bụng, buồn nôn – triệu chứng điển hình của nhiễm trùng đường ruột

Đau bụng co thắt là hiện tượng thường gặp ở người bị nhiễm trùng đường ruột. Thường thì cơn đau sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 phút/ lần và dễ tăng lên với mức độ nghiêm trọng hơn. Đi kèm với cơn đau là cảm giác chướng bụng, đầy bụng. Cũng vì đau bụng và cảm giác ăn không ngon miệng nên người bệnh thường cảm thấy buồn nôn và dễ bị nôn nhiều lần.

Tìm hiểu thêm: “Giải phẫu nhanh” bệnh lý đột quỵ tuyến yên

Nhiễm trùng đường ruột là gì? Điều trị như thế nào?

Co thắt bụng là triệu chứng cảnh báo nhiễm trùng đường ruột.

2.3 Nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy

Lúc mầm bệnh tiến xa hơn trong đường tiêu hóa là lúc nó gây ra tiêu chảy. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị tiêu chảy khi mất nước ngày càng nhiều. Đặc điểm tiêu chảy ở những bệnh nhân này là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân có mùi rất khó chịu và bị nát. Tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước, hạ thân nhiệt, hốc hác, mệt mỏi.

2.4 Trầm cảm 

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm trùng nấm men đường ruột có nguy cơ bị trầm cảm rất cao. Khi ấy người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và không muốn hoạt động.

2.5 Rối loạn giấc ngủ

Những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra khiến cho người bệnh không thể có giấc ngủ ngon và bị rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện: mất ngủ, giấc ngủ không sâu, khó vào giấc,… Hiện tượng này còn phản ánh rằng gan đang phải làm việc quá sức để loại trừ tác nhân gây nhiễm trùng.

2.6 Nhức đầu 

Do mất nước nhiều hoặc có chất kích thích trong hệ thống tiêu hóa nên người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức đầu.

3. Điều trị nhiễm trùng đường ruột như thế nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Theo đó, một số biện pháp được áp dụng phổ biến bao gồm:

Bù nước: Đây là biện pháp điều trị tại nhà rất quan trọng. Người bệnh có thể tự bù nước và điện giải bằng các dung dịch như oresol pha đúng tỷ lệ, nước dừa, nước cháo, … để bù lại lượng nước và điện giải đã mất do tiêu chảy và nôn mửa. Trẻ sơ sinh sẽ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức (nên được uống bù nước hoặc nước trong 12 giờ đầu, sau đó cho trẻ uống sữa công thức như bình thường với số lượng ít hơn, số lần nhiều hơn).

Nghỉ ngơi đầy đủ để đẩy nhanh tốc độ phục hồi cho cơ thể.

Chia nhỏ các bữa ăn với thực phẩm dễ tiêu hóa, chẳng hạn như chuối, bánh quy giòn, bánh mì hoặc cơm.

Điều trị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có thể như: Cotrimoxazol, kháng sinh nhóm imidazole….

4. Phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột

Để ngăn ngừa bệnh, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo phân loại và xử lý rác thải hợp vệ sinh tránh lây nhiễm bệnh ra cộng đồng:

Rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chạm vào vật nuôi.

Rửa tay trước và sau khi chạm vào bất kỳ thực phẩm nào.

Ăn chín uống sôi

Nếu cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng, không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác để tránh truyền bệnh.

Vệ sinh ga trải giường, mền gối, quần áo thường xuyên.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như: nhà vệ sinh, mặt bàn, điều khiển TV, tay nắm cửa…

Luôn tách thịt sống, hải sản, thịt gia cầm và trứng ra khỏi các loại thực phẩm đã chế biến.

Tránh ăn đồ ăn ở vỉa hè, các hàng quán không đảm bảo vệ sinh.

Tránh ăn salad tươi, trái cây gọt vỏ, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, không đảm bảo vệ sinh.

Nhiễm trùng đường ruột là gì? Điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Thực phẩm tự nhiên giúp kiểm soát tiểu đường

Giữ cho cơ thế, không gian sinh hoạt sạch sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Nhiễm trùng đường ruột hiếm khi gây nguy hiểm đối với người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, với đối tượng người cao tuổi và trẻ nhỏ, bệnh có nguy cơ kéo dài đồng thời để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm (suy thận, thiếu máu…). Do đó, người bệnh ngay khi nghi ngờ các dấu hiệu nhiễm trùng cần đến cơ sở y tế để được thăm khám xác định đúng bệnh và có phương hướng điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *