Nhiễm trùng uốn ván có nguy hiểm không và cách phòng ngừa

Uốn ván là căn bệnh mà các chuyên gia Y tế khuyến cáo cần đề phòng khi xuất hiện những vết thương hở. Vậy nhiễm trùng uốn ván là gì, bệnh này có nguy hiểm không và cách phòng ngừa bệnh là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu tường tận hơn về căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Nhiễm trùng uốn ván có nguy hiểm không và cách phòng ngừa

1. Nhiễm trùng uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván, còn được gọi là Tetanus, là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này thường tồn tại trong đất bẩn, cống rãnh và phân của động vật và có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết thương hở. Khi vi khuẩn tiếp xúc với các vết thương ngoài da, chúng sinh sôi và tiết ra một loại độc tố gọi là Tetanus exotoxin. Độc tố này trực tiếp tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như co cứng các cơ, co giật, suy hô hấp, tạo nên tình trạng nhiễm trùng uốn ván.

Nhiễm trùng uốn ván có nguy hiểm không và cách phòng ngừa

Vi khuẩn này thường tồn tại trong đất bẩn, cống rãnh và phân của động vật và có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết thương hở

Có một số nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng uốn ván, bao gồm:

– Các vết thương sâu do đinh, dao, mảnh vụn gỗ bẩn và vết cắn của động vật.

– Phụ nữ có nguy cơ cao bị uốn ván nếu do trong quá trình sinh hoặc nạo phá thai không được sử dụng dụng cụ y tế đã được vệ sinh sạch sẽ.

– Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm uốn ván nếu dụng cụ cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc tay của người đỡ đẻ không được vệ sinh đúng cách.

– Trẻ nhỏ cũng có thể mắc uốn ván khi sử dụng các dụng cụ y tế không vệ sinh để băng vết thương,…

2. Nhiễm trùng uốn ván có thể gây nguy hiểm không?

Nhiễm trùng uốn ván là một tình trạng rất nguy hiểm, với nguy cơ tử vong cao lên đến 20-90%. Tỷ lệ tử vong này cao nhất ở trẻ sơ sinh, lên tới 95%, do cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt và chưa đủ khả năng chống lại vi khuẩn. Người bị mắc uốn ván ngay cả khi may mắn sống sót qua giai đoạn nguy kịch, vẫn có thể gặp phải các di chứng như:

– Co thắt và co giật các cơ, có thể dẫn đến xuất huyết trong cơ thể.

– Gãy xương sống hoặc các xương khác đều có thể xảy ra bị căng cứng các cơ.

– Tăng huyết áp, rối loạn tim mạch, nhịp tim không đều và thậm chí hôn mê.

– Suy hô hấp, viêm phổi và các loại nhiễm trùng khác như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da, xuất huyết tiêu hóa.

– Nguy cơ tử vong cao đối với trẻ em, người già và những người phát hiện bệnh muộn.

Tìm hiểu thêm: Thông tin bệnh viêm gan A và giá tiêm phòng hiện nay

Nhiễm trùng uốn ván có nguy hiểm không và cách phòng ngừa

Người bị nhiễm trùng uốn ván ngay cả khi may mắn sống sót qua giai đoạn nguy kịch, vẫn có thể gặp phải các di chứng

Uốn ván hiện vẫn là một trong những nguyên nhân top đầu gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt là trong cộng đồng dân số nông thôn và vùng nhiệt đới. Theo các chuyên gia, mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc uốn ván, nhưng đặc biệt phổ biến và nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai khi không được tiêm chủng vắc xin uốn ván trong quá trình mang thai.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), uốn ván ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu, đặc biệt là ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp và hạn chế trong việc cung cấp sinh nở an toàn và chăm sóc rốn. Trong số trẻ sơ sinh bị uốn ván, có từ 80-100% sẽ tử vong. Năm 2019, nghiên cứu về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu ước tính tổng cộng có hơn 73.000 trường hợp mắc uốn ván, trong đó có hơn 27.000 trường hợp là trẻ sơ sinh mắc uốn ván. Những trẻ sơ sinh sống sót sau khi mắc uốn ván vẫn có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng và kéo dài về thần kinh, hành vi và trí tuệ.

3. Biện pháp ngăn ngừa mắc bệnh uốn ván

Để ngăn ngừa bệnh uốn ván, bạn nên tuân thủ một số biện pháp dưới đây:

– Đầu tiên, khi có vết thương trên da, người bệnh cần rửa sạch và sát trùng vết thương. Nên để vết thương hở, không bịt kín để tránh nhiễm trùng. Trong trường hợp bị dẫm phải vật nhọn, cần xử lý vết thương ngay lập tức và đi đến bệnh viện để được kiểm tra và tiêm phòng để phòng ngừa bệnh uốn ván trong vòng 24 giờ sau khi bị thương. Luôn giữ vết thương sạch sẽ để tránh nhiễm trùng và nguy cơ tổn thương.

– Việc tiêm vắc xin là biện pháp đơn giản và hiệu quả cao để ngăn ngừa bệnh uốn ván. Đặc biệt, vắc xin uốn ván nên được tiêm chủng để dự phòng bệnh cho tất cả mọi người, bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên, người lớn, phụ nữ chuẩn bị mang thai, phụ nữ đang mang thai và người cao tuổi. Phác đồ tiêm vắc xin thường bao gồm 3 mũi cơ bản và các mũi tiêm nhắc lại mỗi 10 năm. Tuỳ theo khuyến cáo của từng quốc gia và tùy vào từng đối tượng sẽ có lịch tiêm khác nhau.

– Đối với trẻ nhỏ, vắc xin phòng bệnh uốn ván thường được kết hợp với vắc xin khác để giảm số lượng mũi tiêm và giảm đau cho trẻ. Việc cha mẹ nắm vững phác đồ tiêm vắc xin uốn ván cũng rất cần thiết để giúp đảm bảo cho bé được tiêm đúng thời gian, đủ số liều, nhằm duy trì miễn dịch chống lại bệnh.

– Đặc biệt, thai phụ cũng là nhóm đối tượng quan trọng cần được tiêm vắc xin uốn ván để ngăn ngừa bệnh uốn ván cho mẹ trong thai kỳ và tránh tình trạng uốn ván ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm trùng uốn ván có nguy hiểm không và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Sau khi tiêm vắc xin cúm có sốt không? Chăm sóc như thế nào?

Khách hàng chủ động đi tiêm ngừa uốn ván tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc tự bảo vệ bản thân và thực hiện tiêm phòng ngay từ khi chưa có vết thương là một phương pháp phòng ngừa chủ động, tốt hơn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Điều này giúp cơ thể sản sinh sẵn miễn dịch chống lại bệnh khi cần thiết, tránh những rủi ro đến sức khỏe và tính mạng do không kịp chạy chữa vì bệnh uốn ván tiến triển cực kỳ nhanh chóng.

Hiện nay, với sự tiến bộ của nền Y học thế giới, trên thị trường đã có sẵn các loại vắc xin ngừa uốn ván cho mọi lứa tuổi, từ vắc xin đơn đến vắc xin kết hợp. Tiêm chủng chính là sự lựa chọn “thông thái” để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân. Tiêm chủng uốn ván an toàn, đảm bảo và hiệu quả ngay tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI!

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn đọc về vấn đề nhiễm trùng uốn ván có nguy hiểm không và cách phòng ngừa bệnh. Để được tư vấn chi tiết hơn về tầm quan trọng của việc tiêm ngừa uốn ván cũng như phác đồ tiêm chủng cụ thể, liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI các bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *