Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi và những vấn đề liên quan

Nhiệt miệng là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng căn bệnh này sẽ khiến cho bé vô cùng khó chịu, thường xuyên quấy khóc và không ăn uống được. Do đó, phụ huynh cần nắm rõ kiến thức về tình trạng nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi để có cách phát hiện, xử trí và phòng ngừa cho phù hợp.

Bạn đang đọc: Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi và những vấn đề liên quan

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnhnhiệt miệng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

1.1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Theo y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh như:

– Do sự suy giảm chức năng hệ miễn dịch, sức đề kháng kém khiến trẻ dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập gây nhiệt miệng.

– Do cơ thể trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, thường là vitamin B12 hoặc sắt.

– Do cha mẹ vệ sinh khoang miệng cho bé không sạch khiến bé dễ bị nhiễm khuẩn.

– Do bé bị suy giảm chức năng gan. Điều này thường xuất phát bởi việc trẻ dùng nhiều kháng sinh từ sớm làm cho gan bị thương tổn từ đó ảnh hưởng đến khả năng đào thải độc tố khiến cơ thể gây ra nhiệt miệng.

– Do niêm mạc miệng của bé bị tổn thương kèm theo đó là việc sức đề kháng của bé kém khiến cho vết thương khó hồi phục tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên nhiệt miệng.

– Do bé bị rối loạn nội tiết, dị ứng thức ăn, gặp tác dụng phụ của thuốc hoặc bị virus herpes tấn công.

Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi và những vấn đề liên quan

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

1.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Thực tế, bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thường khá dễ nhận biết. Chỉ cần chú ý quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ thì bố mẹ có thể sớm nhận biết được liệu con mình có bị nhiệt miệng hay không thông qua 1 vài dấu hiệu sau:

– Trẻ cảm thấy khó chịu, biếng ăn hoặc quấy khóc, miệng có chảy nhiều nước dãi

– Niêm mạc miệng và bề mặt lưỡi có thấy xuất hiện vết loét màu trắng, quanh vết loét hơi bị tấy đỏ

– Kích thước ban đầu của các vết này khoảng từ 1 – 2mm, sau đó lớn dần lên khoảng 8 – 10mm, sau vài ngày thì bị vỡ bọc nước dẫn đến việc viêm loét ở miệng lưỡi.

– Một số trường hợp bé bị nhiệt miệng có thể xuất hiện dấu hiệu nóng sốt và nổi hạch.

2. Cách xử trí khi trẻ dưới 1 tuổi bị nhiệt miệng

2.1. Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé

Có khá nhiều bé bị nhiệt miệng là do bố mẹ chưa hoàn toàn đảm bảo trong việc vệ sinh rặng miệng cho bé. Vì thế, khi bé gặp phải căn bệnh này, việc trước tiên cần làm là hãy tiến hành rơ lưỡi cho con với nước muối sinh lý ấm bằng từ 2 – 3 lần/ngày. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên rơ lưỡi cho còn bằng mật ong mà thay vào đó hãy dùng rau ngót/ nước củ cải trắng.

Đồng thời, sau khi trẻ bú mẹ hoặc sau khi ăn dặm, mẹ nên tiến hành vệ sinh khoang miệng và lợi cho bé. Lúc này trẻ chưa thể tự súc miệng được do đó mẹ nên đeo miếng gạc vào đầu ngón tay, nhúng vào dung dịch nước muối ấm để lau miệng cho bé

2.2. Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp

– Tăng cường cho trẻ bú mẹ, ăn nhiều hơn tại thời điểm bé không sốt và không quấy khóc. Do sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất giúp bé nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để chống chọi với bệnh.

– Với những trẻ đang còn bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, cụ thể là nên ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, cũng như xây dựng chế độ ăn hợp lý để đảm bảo chất lượng cho nguồn sữa.

– Tăng cường sử dụng các thực phẩm có tính mát, chứa nhiều vitamin B12, giàu sắt để bổ sung chất dinh dưỡng mà bé đang bị thiếu hụt đồng thời nâng cao chất lượng sữa của mẹ.

– Mẹ không nên sử dụng các thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ để tránh làm tình trạng nhiệt miệng của bé thêm trầm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm: Làm sao để điều trị bệnh khàn tiếng?

Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi và những vấn đề liên quan

Tăng cường cho trẻ bú mẹ khi trẻ bị nhiệt miệng

3. Biện pháp giúp phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Bố mẹ nên tiến hành phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng cho con để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé bằng cách:

– Luôn theo dõi bé, tuyệt đối không nên chủ quan lơ là khiến cho bé vô tình ngậm các vật sắc nhọn hoặc cho tay vào miệng. Bởi điều này sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, lưỡi của bé. Bên cạnh đó, khi cho bé ăn, cha mẹ không nên ép trẻ hoặc bắt ăn dồn dập vì dễ làm bé cắn vào miệng hoặc lưỡi.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách cho bé để tránh tổn thương niêm mạc miệng.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp cho con em mình. Đặc biệt, vào những ngày thời tiết oi bức, mẹ nên cho con ăn những thực phẩm có tính mát để giúp giải nhiệt như cam quýt, rau xanh, cà rốt, lê…

Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi và những vấn đề liên quan

>>>>>Xem thêm: Dị vật chảy nước mũi và những điều cần biết

Cha mẹ hãy luôn chú ý vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách

Trên đây là một số thông tin về bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi để cha mẹ nắm rõ. Hãy lưu ý rằng, nếu bé bị nhiệt miệng quá 10 – 15 ngày hoặc bé có dấu hiệu bị sốt cao, tốt nhất là các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *