Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm vào mùa tấn công trẻ nhỏ

Một tháng trở lại đây, nhiều dịch bệnh truyền nhiễm đã bùng phát và tăng mạnh, tấn công trẻ trên khắp cả nước. Trong đó, dịch sốt xuất huyết và đau mắt đỏ đang bước vào giai đoạn cao điểm, bệnh chân tay miệng và thủy đậu lại có diễn biến rất phức tạp. Do đó, các phụ huynh cần tăng cường biện pháp phòng tránh để bảo vệ con mình khỏi dịch bệnh.

Bạn đang đọc: Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm vào mùa tấn công trẻ nhỏ

1. Dịch sốt xuất huyết và đau mắt đỏ bước vào giai đoạn cao điểm

Thời gian gần đây, dịch sốt xuất huyết và đau mắt đỏ trên cả nước đã bước vào giai đoạn cao điểm. Theo đó, số ca mắc đã sốt xuất huyết và đau mắt đỏ tăng lên nhanh chóng. Nhiều bệnh nhi mắc bệnh xuất hiện triệu chứng nặng, nguy cơ biến chứng cao vì đi khám và nhập viện điều trị muộn.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm vào mùa tấn công trẻ nhỏ

Tỷ lệ trẻ đến khám và điều trị bệnh tại Thu Cúc TCI thời gian gần đây tăng vọt, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết và đau mắt đỏ

Chỉ trong tháng 8/2023, nhiều bệnh viện tuyến đầu của cả nước đã tiếp nhận số bệnh nhi đến khám và điều trị bệnh sốt xuất huyết tăng cao gấp 4 lần so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị tái mắc sốt xuất huyết lần 2 với triệu chứng nặng, phải nhập viện điều trị. Các chuyên gia cảnh báo, trẻ tái mắc sốt xuất huyết thường có triệu chứng nặng hơn, diễn tiến khôn lường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ tái mắc sốt xuất huyết dễ biến chứng nguy hiểm, phụ huynh có con nhỏ cần hết sức cẩn trọng.

Song song với dịch sốt xuất huyết thì dịch đau mắt đỏ hiện cũng đang ở giai đoạn cao điểm. Cụ thể, trong vòng 1 tháng trở lại đây, Bộ Y tế ghi nhận số ca mắc đau mắt đỏ tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 (so với cùng kì năm 2022) tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác. Chỉ tính riêng TP Hồ Chí Minh từ đầu năm đến nay đã có gần 72.00 ca đau mắt đỏ, trong đó chiếm 1/3 là đối tượng trẻ em đang đi học.

Theo các chuyên gia, trẻ bị đau mắt đỏ đa số có thể nhanh khỏi bệnh nếu được đi khám sớm và điều trị đúng chỉ định từ bác sĩ. Ngược lại, nếu bé điều trị muộn có thể sẽ gây ra biến chứng viêm loét giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực về sau.

2. Bệnh chân tay miệng và thủy đậu ở trẻ diễn biến phức tạp

Bên cạnh dịch sốt xuất huyết và đau mắt đỏ tăng mạnh, bệnh chân tay miệng và bệnh thủy đậu cũng đang có chiều hướng gia tăng. Điều này khiến các phụ huynh càng thêm hoang mang, lo lắng khi năm học mới chỉ vừa bắt đầu.

Tìm hiểu thêm: Điều trị ngộ độc thức ăn ở trẻ em

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm vào mùa tấn công trẻ nhỏ

Số ca mắc thủy đậu đang tăng nhanh trên địa bàn Hà Nội

Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc chân tay miệng trên cả nước tích lũy từ đầu năm ghi nhận là hơn 68.000 ca, tăng hơn 52% so với cùng kỳ năm trước. Trong những tuần gần đây, Hà Nội ghi nhận trung bình 40 – 50 ca mắc. Các chuyên gia dịch tễ cho biết, EV71 và A16 là hai chủng gây bệnh chân tay miệng đang lưu hành tại Việt Nam. Bệnh nhân mắc chủng EV71 thường gây bệnh nặng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cao. Tại nhiều bệnh viện tuyến đầu, có tới 20 – 30% bệnh nhi chân tay miệng nhập viện nhiễm chủng EV71, một số bệnh nhi gặp phải biến chứng viêm não, viêm màng não…

Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh thủy đậu thời gian gần đây cũng tăng nhanh trên địa bàn Hà Nội. Ước tính số ca thủy đậu đã tăng lên gần 2.000, tăng gần 10 lần so với cùng kì năm ngoái.

Dù chỉ là những bệnh nhiễm trùng lành tính, dễ điều trị, dễ khỏi bệnh nhưng cả chân tay miệng và thủy đậu đều là có đặc điểm xảy ra phổ biến ở trẻ em, dễ lây lan và dễ bùng thành dịch. Vậy nên, khi các bệnh này cùng xảy ra vào điểm học sinh quay trở lại trường đều tiềm ẩn nguy cơ bùng thành dịch rất cao.

3. Hãy nâng cao biện pháp bảo vệ trẻ khỏi dịch bệnh truyền nhiễm

Theo các chuyên gia, trong khoảng 2 năm trở lại đây, từ khi kết thúc giãn cách xã hội, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng đã tăng lên và có nhiều ca mắc bệnh ở mức nặng. Điều này được lý giải chính là hậu quả của tình trạng “nợ miễn dịch”. Nguyên nhân bởi trẻ không được tiếp xúc với vi khuẩn, virus thường xuyên đã để lại một khoảng trống lớn vẫn chưa được “bù đắp”. Vì thế, khi hệ miễn dịch của bé bị “va chạm” với các loại virus, vi khuẩn gây bệnh sốt xuất huyết, thủy đậu, chân tay miệng… sẽ có phản ứng dữ dội, sốt cao và triệu chứng nặng hơn.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm vào mùa tấn công trẻ nhỏ

>>>>>Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Trẻ bị đậu mùa là bệnh gì?

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là một cách hiệu quả tăng sức đề kháng, ngừa dịch bệnh truyền nhiễm cho trẻ

Để phòng chống dịch bệnh cho trẻ và ngăn ngừa nguy cơ bé bị mắc bệnh với triệu chứng nặng, kéo dài thời gian điều trị, các phụ huynh cần nâng cao các biện pháp bảo vệ trẻ. Theo đó, phụ huynh có thể tiến hành các biện pháp phòng ngừa và nâng cao sức đề kháng cho trẻ theo gợi ý sau:

– Cha mẹ hãy nhân đôi đề kháng nhằm bù đắp kịp thời khoảng trống miễn dịch cho bé bằng những chế độ dinh dưỡng đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm: đạm, đường bột, chất xơ và chất béo. Trẻ nhỏ nên được tăng cường các thực phẩm bổ sung vi chất kẽm, sắt từ thịt bò, cua, tôm, ghẹ…; các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C và E như: cam, bưởi, quýt và nhiều loại rau xanh khác.

– Tăng cường thời gian và tần suất cho bé vui chơi, vận động ngoài trời. Điều này giúp hệ miễn dịch của bé có cơ hội phát triển tốt hơn.

– Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tối đa nguy cơ mầm bệnh sinh sôi, phát triển và gây bệnh cho trẻ.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tìm hiểu nhiều hơn các dịch bệnh truyền nhiễm đang bùng phát hiện nay, nắm vững nguyên nhân, cách thức gây bệnh để có biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho con. Trường hợp trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường, các bố mẹ hãy đưa bé tới Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được các bác sĩ sớm xác định bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế nguy cơ biến chứng nặng có thể xảy ra với trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *