Nhịn ăn hôi miệng là trường hợp khá phổ biến, đặc biệt là ở những người đang thực hiện giảm cân. Khi đói, người bệnh sẽ xuất hiện hơi thở với mùi khó chịu. Đâu là nguyên nhân của hiện tượng này và cách khắc phục là gì? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ câu trả lời cho vấn đề này.
Bạn đang đọc: Nhịn ăn hôi miệng: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Nguyên nhân gây tình trạng nhịn ăn hôi miệng
Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, việc thường xuyên nhịn ăn, có chế độ ăn kiêng khắc nghiệt là nguyên nhân khiến ta dễ gặp tình trạng hôi miệng.
Hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
1.1 Thiếu thức ăn
Hôi miệng là vấn đề rắc rối. Tình trạng này không chỉ gây cản trở trong công việc, sinh hoạt hàng ngày. Đó còn là sự ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hôi miệng là do vi khuẩn tích tụ ở trong miệng. Bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố xung quanh tác động. Điển hình là sự mất cân bằng trong chuyển hóa chất, cơ thể không có đủ dưỡng chất hay thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng không đúng.
Đối với trường hợp nhịn ăn hôi miệng, việc cơ thể thiếu thức ăn là lý do cơ bản. Trong quá trình tiến hành phân hủy chất béo sẽ giải phóng cho rất nhiều xeton. Bản chất của loại chất này là khá nặng mùi. Lượng xeton này tăng lên cũng đồng nghĩa những mùi hôi đó sẽ thoát ra khỏi cơ thể. Cụ thể trong trường hợp này là thoát ra qua hơi thở của ta.
1.2 Giảm khả năng tiết nước bọt
Nước bọt có vị trí quan trọng trong cơ thể con người. Chúng giúp làm sạch răng miệng và đẩy lùi những vi khuẩn. Tuyến nước bọt chỉ có thể hoạt động tốt khi cơ thể con người được cung cấp đủ thực phẩm, quá trình tiêu hóa có thể diễn ra thuận lợi. Việc nhai thức ăn cũng sẽ làm kích thích sự tiết nước bọt tốt hơn.
Ngược lại, nếu ta đang trong tình trạng đói bụng, thực hiện ăn kiêng thì quá trình tiêu hóa thức ăn ngắt quãng. Điều này khiến tuyến nước bọt bị giảm khả năng hoạt động. Khoang miệng sẽ bị khô, thức ăn có thể bám lâu hơn. Lâu ngày, đây sẽ chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây hôi miệng.
1.3 Lý do khác
Ngoài 2 lý do thường gặp trên, một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng nhịn ăn hôi miệng như:
– Thực hiện chăm sóc răng miệng chưa đúng cách khiến vi khuẩn tồn tại, tạo mùi hôi trong khoang miệng.
– Sự thay đổi của nội tiết tố của phụ nữ khi đến kì kinh nguyệt.
– Những bệnh lý toàn thân hoặc bệnh lý liên quan tới răng miệng, hệ hô hấp.
– Sử dụng nhiều những loại đồ uống có cồn.
2. Cách khắc phục nhịn ăn hôi miệng
Có thể thấy rằng hôi miệng còn do nhiều những nguyên nhân khác nhau. Tùy vào nguyên nhân, người bệnh sẽ có những cách khắc phục phù hợp.
2.1 Chế độ ăn phù hợp
Việc cần làm nhất để trị hôi miệng do bụng trống rộng là bổ sung thêm thực phẩm cho cơ thể. Trong quá trình thực hiện ăn nhai, nước bọt sẽ được tiết ra nhiều hơn, hỗ trợ làm sạch khoang miệng và hạn chế được những vi khuẩn gây hại. Từ đó, tình trạng mùi hôi trong hơi thở cũng thuyên giảm.
Bên cạnh đó, khi những thực phẩm cần thiết được bổ sung, chất béo ở trong cơ thể không thay đổi. Như vậy, các xeton sẽ hạ xuống thấp và không còn tạo ra mùi hôi trong khoang miệng.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm có mùi thơm. giàu canxi. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng lâu dài.
2.2 Nhai kẹo cao su
Tìm hiểu thêm: Điều trị ung thư tuyến giáp
Nhai kẹo cao su là phương pháp hiệu quả tức thì với tình trạng hôi miệng
Một biện pháp trị hôi miệng khi đói tức thì, hiệu quả được nhiều sử lựa chọn chính là nhai kẹo cao su. Với cơ chế khiến miệng luôn phải thực hiện việc nhai trong thời gian dài, kẹo cao su sẽ khiến tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi miệng thực hiện nhai, cơ thể sẽ bị đánh lừa răng đang được cung cấp thêm thực phẩm. Khi đó, cơ đói sẽ tạm thời bị bỏ qua. Cùng với đó, sự kết hợp mùi hương ở trong các loại kẹo cao su cũng sẽ giúp đẩy lùi hôi miệng hiệu quả.
2.3 Bổ sung thêm nhiều nước
>>>>>Xem thêm: Giúp mẹ giải quyết vấn đề chi phí đi sinh nhờ Bảo hiểm thai sản bảo lãnh
Duy trì thói quen uống đủ nước để ngăn ngừa hôi miệng
Với những người mắc chứng nhịn ăn dẫn tới hôi miệng, một trong những cách khắc phục hôi miệng dễ thực hiện. Khi bụng chúng ta đói, miệng sẽ bị khố khiến mùi trong hơi thở dễ thoát ra ngoài gây khó chịu hơn. Việc uống thêm nhiều nước sẽ giúp đẩy lùi lại những mảng bám và vi khuẩn này. Khi uống nhiều nước, khoang miệng sẽ được giữ ẩm, giảm bớt mùi hôi ở trong miệng.
2.4 Sử dụng nước súc miệng
Khi đói, hơi thở sẽ có mùi và gây ra nhiều phiền phức. Sử dụng nước súc miệng là cách “chưa cháy” khá hiệu quả. Ngoài công dụng ngăn ngừa sâu răng, làm sạch đi những mảng bám, nước súc miệng còn có hương thơm giúp “đánh bay” những mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nước súc miệng với đa dạng về mùi hương. Tùy theo nhu cầu và sở thích cá nhân, ta có thể chọn loại phù hợp cho bản thân.
2.5 Đi thăm khám chuyên khoa
Khi xuất hiện tình trạng hôi miệng, người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tham khám cụ thể. Như vậy, tất cả những nguyên nhân đều sẽ được tìm ra và chỉ định điều trị với giải pháp phù hợp.
3. Những phương pháp để ngăn ngừa hôi miệng khi nhịn ăn
Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia về những phương pháp giúp ngăn ngừa hôi miệng khi nhịn ăn:
– Ăn một ngày đủ 3 bữa sáng, trưa và tối. Nếu đang trong quá trình giảm cân, ta có thể điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp hơn. Thông thường, bữa sáng sẽ cần ăn đủ chất để nạp năng lượng cho ngày mới và ăn nhẹ vào bữa tối. Cùng với đó, ta có thể ăn lót dạ các thực phẩm ít béo như hạt sấy khô, yến mạch, sữa chua, … vào các bữa phụ.
– Nhai thật kĩ thức ăn trước khi nuốt. Thói quen này sẽ giúp ta tiết nước bọt nhiều hơn, đẩy lùi được chứng hôi miệng. Ngoài ra, hành động này còn hỗ trợ dạ dày trong việc co bóp.
– Hạn chế tới mức thấp nhất việc ăn những thực phẩm có mùi gây hôi miệng như tỏi sống, hành, rượu, thuốc lá, …
– Thăm khám răng miệng, lấy cao răng định kỳ để sức khỏe răng miệng luôn được ổn định.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng nhịn ăn hôi miệng. Hy vọng qua đó, mọi người đã nắm được thêm những kiến thức giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.