Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu?

Răng khôn mọc lệch gây ra hàng loạt rắc rối ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa quyết định can thiệp nhổ răng vì sợ máu ra nhiều. Nhiều thắc mắc đã được gửi về cho Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để hỏi về thời gian chảy máu sau khi nhổ răng khôn. Làm thế nào để kiểm soát hiện tượng chảy máu nhiều sau nhổ răng, tránh nhiễm trùng? Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc ngay dưới đây.

Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu?

Nhổ răng khôn được xem là nỗi sợ hãi chung của tất cả mọi người. Vì vị trí mọc trong cùng của cung hàm, tư thế mọc lệch, mọc ngang, thân răng to nên vấn đề chảy máu sau khi nhổ răng khôn được nhiều người quan tâm.

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu?

Nhổ răng khôn được xem là nỗi sợ hãi chung của tất cả mọi người

1. Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu thì hết?

Thời gian máu vẫn tiếp tục chảy sau nhổ răng thường kéo dài từ 30  – 60 phút rồi chấm dứt hoàn toàn. Đây là hiện tượng bình thường nên bệnh nhân không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn bao lâu thì cầm máu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Nếu người nhổ răng có cơ địa tốt, da lành tính thì máu ngưng chảy nhanh hơn so với bình thường. Ngược lại, nếu cơ địa không tốt thì thời gian cầm máu cũng diễn ra lâu hơn.
  • Khi nhổ răng, người bệnh đang bị sốt, sức khỏe không tốt hoặc mắc các bệnh như máu khó đông, giảm tiểu cầu,… thì sau nhổ răng khôn quá trình cầm máu sẽ diễn ra lâu, máu chảy nhiều hơn so với người bình thường.
  • Tình trạng răng khôn cần nhổ phức tạp đến mức độ nào cũng ảnh hưởng đến thời gian cầm máu. Bởi nếu răng bị lệch hay mọc ngầm ở vị trí khó nhổ, khi nhổ sự tác động đến mô mềm và xương ổ răng nhiều hơn bình thường nên vết thương sẽ chảy máu lâu hơn.
  • Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, người đang uống thuốc đông máu,… khi thực hiện nhổ răng có thể khiến máu chảy nhiều hơn so với bình thường và việc cầm máu cũng như thời gian đông máu diễn ra lâu hơn.

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu?

Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh từng người mà có thời gian cầm máu khác nhau

2. Những lưu ý cần biết sau khi nhổ răng khôn

  • Thời gian đầu sau khi nhổ răng, bệnh nhân chú ý không để các vật nhọn, sắc va vào vị trí ổ răng sau khi nhổ, sẽ khiến tình trạng nhổ răng khôn bị chảy máu nghiêm trọng hơn.
  • Tốt nhất, ngay sau khi nhổ răng khôn xong phải cắn chặt bông gòn trong 30 phút để cầm máu.
  • Sau 6 giờ đầu sau khi nhổ răng, không súc miệng với nước muối, không uống nước quá nóng, không đẩy lưỡi vào vị trí răng mới nhổ.
  • Nếu sau 2 giờ mà vẫn thấy máu chảy nhiều, bạn cần liên hệ ngay với các bác sỹ để được can thiệp kịp thời, tránh tình trạng viêm nhiễm răng miệng.
  • Việc lựa chọn địa chỉ nhổ răng khôn an toàn, không đau, ít chảy máu có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe răng miệng của bạn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm cuống răng: nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu?

Nhổ răng khôn là một trong những thủ thuật nằm trong danh mục khám, điều trị nha khoa tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Trong suốt quá trình nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ mang đến cho chúng ta cảm giác thoải mái và dễ chịu. Sau khi các công đoạn kết thúc, người bệnh sẽ được cầm máu và có thể trở về nhà ngay.

Tại khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chúng tôi luôn tin tưởng rằng một hàm răng xinh xắn với nụ cười tươi có thể mang lại cho bạn một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nơi đây hội tụ một đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm và có thời gian tu nghiệp tại các nước phát triển như Mỹ, Đức, Hàn Quốc… Bệnh viện Thu Cúc cũng đầu tư một hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy móc nhập khẩu Châu Âu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và luôn ứng dụng những công nghệ thẩm mỹ và điều trị nha khoa mới nhất, sẽ mang lại cho quý người bệnh sự hài lòng và an tâm.

Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu?

>>>>>Xem thêm: Nên niềng răng mắc cài sứ hay kim loại?

Người bệnh hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ nhổ răng khôn tại Bệnh viện Thu Cúc

Để được tư vấn trực tiếp và đặt lịch nhổ răng khôn, người bệnh  hãy tới các địa chỉ y tế của Thu Cúc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *