Nhổ răng khôn có đau không? Quy trình nhổ răng khôn như thế nào?

Nhổ răng khôn là phương pháp giúp loại bỏ được đau đớn, khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân. Tuy nhiên nhiều người vẫn thường thắc mắc “nhổ răng khôn có đau không?”

Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn có đau không? Quy trình nhổ răng khôn như thế nào?

1. Đối tượng nhổ răng khôn

1.1 Đối tượng cần phải nhổ răng khôn

– Răng khôn mọc và gây ra những biến chứng như gây đau đớn, u nang, nhiễm trùng tái phát, ảnh hưởng đến những răng bên cạnh (lung lay, tiêu xương, rụng răng).

– Giữa răng khôn và răng số 7 có khe giắt khiến cho vi khuẩn có môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi gây nên những bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

– Răng khôn gây nên những bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,…

– Răng khôn gây nên các bệnh toàn thân.

– Người bệnh muốn nhổ bỏ răng khôn để thực hiện chỉnh hình và thẩm mỹ.

Nhổ răng khôn có đau không? Quy trình nhổ răng khôn như thế nào?

Trường hợp răng khôn mọc lệch, ảnh hưởng đến những răng lân cận sẽ được chỉ định nhổ bỏ

1.2 Đối tượng không cần nhổ răng khôn

– Răng mọc thẳng, không bị kẹt bởi nướu, mô xương cũng như gây biến chứng.

– Bệnh nhân gặp các bệnh lý mạn tính: đái tháo đường, tim mạch, rối loạn đông cầm máu….

– Răng khôn mọc liên quan đến các bộ phận khác như dây thần kinh, xoang hàm,….

2. Tại sao cần phải nhổ răng khôn?

Nếu không phát hiện và nhổ bỏ răng khôn sớm, loại răng này sẽ gây ra những biến chứng như:

2.1 Viêm lợi trùm răng khôn

Viêm lợi trùm răng khôn là một trong những biến chứng thường gặp nhất sau khi nhổ răng khôn. Khi gặp tình trạng này, khu vực răng khôn của bệnh nhân sưng lên, mưng mủ và gây nên một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

2.2 Các bệnh lý răng miệng

Khi răng khôn mọc bất thường sẽ tạo nên khoảng trống giữa răng khôn và những răng lân cận. Tại những khoảng trống này, vi khuẩn sẽ sinh sôi và gây tổn thương lên cả phần răng và nướu, từ đó hình thành các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng…

Nhổ răng khôn có đau không? Quy trình nhổ răng khôn như thế nào?

Viêm nha chu là một trong những biến chứng thường gặp nếu như không phát hiện và điều trị sớm tình trạng răng khôn

2.3 Viêm mô tế bào

Khi bị viêm mô tế bào, triệu chứng dễ thấy nhất là má phồng, phần da căng lên, răng có dấu hiệu đau nhức, người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống, sốt cao (39 – 40 độ) và cơ thể bị suy nhược trầm trọng.

2.4 Các răng bên cạnh bị ảnh hưởng

Khi răng khôn mọc lên thì cung hàm đã phát triển đủ răng. Chính vì vậy, răng khôn thường không có chỗ để mọc, chen chúc và làm xô lệch những răng bên cạnh. Từ đó, sẽ gây nên hiện tượng lung lay, tiêu xương thậm chí là mất răng.

3. Các phương pháp nhổ răng khôn

Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn được áp dụng đó là nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống và nhổ răng khôn bằng phương pháp sóng siêu âm Piezotome.

3.1 Phương pháp truyền thống

Phương pháp này sử dụng dao rạch, kìm và bẩy để đưa răng khôn ra ngoài. Chính vì chỉ dùng những dụng cụ đơn giản nên chi phí nhổ răng khôn tương đối rẻ. Tuy nhiên, phương pháp truyền thống lại có thể gây đau, chảy máu hoặc biến chứng.

3.2 Phương pháp sóng siêu âm Piezotome

Đây là phương pháp được cải tiến, khắc phục hoàn toàn nhược điểm của phương pháp truyền thống. Thông qua biến điệu của sóng siêu âm, mũi khoan mỏng khoảng 0.2 – 0.5mm của máy Piezotome sẽ nhẹ nhàng bóc tách nướu và đưa răng khôn ra ngoài, sau đó khoá mạch máu nhanh chóng. Ưu điểm của phương pháp này chính là không chảy máu, không gây đau đớn hay biến chứng.

4. Nhổ răng khôn có đau không?

Tìm hiểu thêm: Đốm trắng trên móng tay: bệnh gì?

Nhổ răng khôn có đau không? Quy trình nhổ răng khôn như thế nào?

Hãy chọn nhổ răng khôn tại các cơ sở y tế uy tín để giảm thiểu tối đa tình trạng đau khi nhổ răng khôn

Câu hỏi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ sở nha khoa thực hiện, tay nghề của bác sĩ, hệ thống trang thiết bị, phương pháp nhổ răng khôn và thể trạng của người bệnh. Nếu bạn chọn cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát để xem bạn có thuộc đối tượng được nhổ răng khôn không và tư vấn cho bạn phương pháp phù hợp. Khi tiến hành nhổ răng khôn, bạn sẽ được bác sĩ cho bạn dùng thuốc tê.

5. Quy trình nhổ răng khôn

5.1 Thăm khám tổng quát

Ở bước này, bác sĩ sẽ thăm quát tổng quát răng miệng cho bệnh nhân. Nếu phát hiện có bệnh lý răng miệng, bệnh nhân sẽ được điều trị dứt điểm.

5.2 Tiến hành chụp X-quang

Bác sĩ tiến hành chụp X-quang cho bệnh nhân để giúp phân tích được tình trạng răng miệng cũng như tình trạng của răng khôn (có mọc lệch, mọc ngầm, ảnh hưởng đến các răng khác không….)

5.3 Vệ sinh khoang miệng

Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để đảm bảo vô trùng cho vị trí nhổ răng khôn.

5.4 Tiêm tê

Tại khu vực nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tê. Sau 20 phút khi thuốc đã có tác dụng, bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng khôn.

5.5 Nhổ răng khôn

Với phương pháp truyền thống

Bác sĩ sẽ dùng dao rạch để mở nướu của bệnh nhân, sau đó dưới tác động của kìm và bẩy, tiến hành đưa răng khôn ra khỏi cung hàm. Sau đó, vết mổ được khâu lại và vùng nhổ răng khôn được vệ sinh sạch sẽ.

Với phương pháp sóng siêu âm Piezotome

Nhổ răng khôn có đau không? Quy trình nhổ răng khôn như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Cập nhật phí lấy cao răng hiện nay

Nhổ răng khôn bằng phương pháp tân tiến nhất hiện nay PIezotome được sử dụng tại các cơ sở nha khoa uy tín

Phương pháp này sử dụng biến điệu của sóng siêu âm, đưa khoan mỏng và tác động lên mô cứng của vùng nhổ răng, dần làm đứt dây chằng chân răng và tách phần nướu khỏi chân răng. Cuối cùng, răng khôn được tách ra khỏi hàm và sóng siêu âm khoá mạch máu lại để hạn chế được khả năng sưng viêm.

5.6 Kê đơn, hẹn lịch tái khám

Để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc do bệnh nhân, dặn dò kỹ lưỡng về chế độ chăm sóc, ăn uống, vận động và cuối cùng hẹn lịch tái khảm để kiểm tra mức độ lành thương.

Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã giải đáp thắc mắc “nhổ răng khôn có đau không” của bạn và giải đáp những thắc mắc xoay quanh chủ đề này. Nếu có bất cứ câu hỏi gì, bạn có thể liên hệ với nha sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được giải đáp chi tiết nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *